Kiến thức cần biết
Các phương pháp cắt amiđan
1. Bóc tách bằng dao: có thể xem là phương pháp tiêu chuẩn trong cắt amiđan. Hiện có 18,7% số ca cắt amiđan sử dụng kỹ thuật này (Walner 2007). Nó có ưu điểm ít chảy máu sau mổ, mô lành xung quanh được tôn trọng, nhưng lượng mất máu trong mổ còn khá nhiều.
1. Dao điện đơn cực: ít mất máu, phẫu thuật nhanh, nhưng nhiệt độ cắt đốt cao (400oC-600oC), thấu nhiệt sâu (2cm) nên gây tổn thương mô xung quanh khá nhiều, làm bệnh nhân rất đau sau mổ. Tỷ lệ chảy máu muộn cao nên ngày nay tỉ lệ sử dụng phương pháp này đang giảm dần (Walner 2007).
2. Dao mổ siêu âm (Harmonic scalpel) : ít gây đau sau mổ hơn so với dao điện nhưng thời gian cắt lâu hơn và tỷ lệ chảy máu muộn cao hơn, sự lành thương cũng chậm hơn (Haegner và cộng sự 2002, Willging và cộng sự 2003). Tỷ lệ sử dụng phương pháp này hiện nay là 0,9% (Walner 2007).
3. Laser : gây tổn thương mô do nhiệt nhiều từ đó gây đau nhiều sau mổ. Khoảng đầu những năm 2000 trở lại đây tại Mỹ không còn sử dụng phương pháp này nữa (Walner 2007)
4. Microdebrider : ít gây đau sau mổ, hồi phục nhanh (Charles M. Mixson, MD và cộng sự 2007) tuy nhiên nó gây chảy máu nhiều, đôi khi dữ dội Hiện nay chỉ có 0,9% ca cắt A tại Mỹ sử dụng kỹ thuật này (Walner 2007).
5. Coblation: nhiều nghiên cứu cho thấy cắt amiđan bằng Coblator ít đau, ít mất máu, mau hồi phục và tỷ lệ chảy máu muộn thấp. Cách đây 5 năm mới chỉ có 2,7% ca cắt amiđan sử dụng kỹ thuật Coblation, theo thời gian kỹ thuật này được sử dụng ngày càng nhiều và nay có 16% số ca cắt amiđan tại Mỹ sử dụng kỹ thuật Coblation (Walner 2007).
TS.BS Trần Anh Tuấn