Tin trong nước
Các bệnh tai ngoài thường dễ mắc phải
1. Tai dị hình bất thường
Là những biểu hiện bất thường bẩm sinh gặp ở vành tai hoặc ống tai ngoài, hai dị hình này thường phối hợp với nhau có thể ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ. Dị hình vành tai thường gặp hơn, nói chung ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ít hoặc không ảnh hưởng tới chức năng nghe.
Cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng khi có dấu hiệu bệnh
Biểu hiện bên ngoài
− Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai: có thể gặp ở một bên hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ, một cục hay gặp kèm theo tịt hoặc chít hẹp ống tai.
− Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
− Dị hình nắp tai: nắp tai có thể quá to, không có sụn nắp hay có 2 - 3 nắp tai.
− Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống, mất các gờ nếp.
- Điều trị: Phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai, dị hình ống tai thường gặp tịt ống tai ngoài hoàn toàn hay một phần làm chít hẹp ống tai, dị hình ống tai thường gặp kèm với dị hình vành tai, đôi khi có kèm theo dị hình tai giữa.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh về tai
Biểu hiện lâm sàng
− Tịt hay chít hẹp có thể do đơn thuần hoặc cả sụn, xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay dọc cả ống tai.
− Tịt hoặc chít ống tai ngoài gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có thể gây viêm vì chất tiết ở da ống tai không thoát được ra ngoài.
− Cần chụp X quang để xác định tình trạng của tai giữa và hệ thống xương con.
2. Rò bẩm sinh
Thường gặp nhất là rò gờ trước tai hay thường gọi là rò Helix gồm rò luân nhĩ và rò tai cổ xuất phát từ tai chạy xuống vùng cổ.
Biểu hiện
− Lỗ rò có thể thấy ở một bên hay cả hai bên, ở trên nắp tai, trước gờ rìa tai, tiếp theo thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau tai hoặc vào ống tai…
Chườm nóng ngoài tai hoặc chiếu tia hồng ngoại
− Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết nhầy nên khi bị viêm thường gây sưng tấy vùng trên trước nắp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ.
Điều trị
− Nếu rò chưa bị áp xe có thể bơm chất ăn mòn như sút loãng (NaOH 20%), hoặc Betadin vào làm cháy lớp biểu bì để đường rò dính tịt lại.
− Phẫu thuật cắt đường rò: bơm xanh mêthylen vào để theo dõi đường rò, qua đó phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ.
− Khi bị áp xe nên chích rạch tháo mủ và dẫn lưu, không nên chích rạch quá rộng vì làm mất đường rò sau khó phẫu thuật lấy hết đường rò.
3. Bệnh viêm tai ngoài
Là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai ngoài, thường gặp một bên, hay gặp vào mùa hè và do tụ cầu khuẩn do ngoáy tai bằng vật cứng, bẩn, gây xước da ống tai và do viêm ở nang lông hay tuyến bã.
Tăng cường dưỡng chất cho trẻ để trẻ có thể kháng bệnh
Chẩn đoán
+Triệu chứng cơ năng:
+ Đau tai là triệu chứng nổi bật, đau ngày càng tăng dữ dội, đau tăng khi nhai, ngáp, đau nhiều về đêm.
+ Nghe kém tiếng trầm, thường kèm theo ù tai.
+ Có thể sưng tấy ở nắp tai hoặc sau tai.
+ Sốt nhẹ hoặc sốt cao khi viêm tấy lan tỏa.
+Triệu chứng thực thể ẩn nắp tai hoặc kéo vành tai gây đau rõ rệt.
+ Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau. Sau đó to dần và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng, nhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng hay tái phát.
Điều trị
− Tại chỗ: chườm nóng giảm đau, nếu mới tấy đỏ thì chấm Betadin ở đầu nhọt, khi đã nung mủ trắng thì dùng dao nhọn hay que nhọn chích nhọt, tháo mủ và sát khuẩn.
Chất sơ rất có lợi cho việc phục hồi các vết thương của bệnh tai ngoài
− Toàn thân: Kết hợp kháng sinh, giảm đau.
Phòng bệnh
− Giữ vệ sinh ống tai, dùng tăm bông sạch lau khô sau khi tắm hoặc bơi.
− Không sử dụng những vật sắc, nhọn ngoáy tai khi ngứa...
4. Viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài
Là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa khắp ống tai ngoài, thường gặp do bơi lội, tắm biển... do nguyên nhân sang chấn nhỏ ở ống tai ngoài: ngoáy tay, vật cứng khi có nước hay cát vào tai và do dịch hay mủ ở tai giữa bị bít, đọng trong ống tai.
Chẩn đoán
− Lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rát như bỏng, vài ngày sau đau dữ dội.
− Nghe kém và ù tai.
− Kéo vành tai, ấn nắp tai gây đau tăng rõ rệt.
− Da ống tai nề đỏ, sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng.
− Nếu không được điều trị sẽ thành mủ, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai ngoài.
Điều trị
− Chườm nóng ngoài tai hoặc chiếu tia hồng ngoại, làm giảm đau tại chỗ, đặt bấc thấm Glyxerin borate 2% hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào ống tai ngoài.
− Kháng sinh toàn thân.
− Chống viêm, giảm đau.
5. Viêm sụn vành tai
Là tình trạng ứ thanh dịch giữa sụn và màng sụn hoặc viêm sụn hoại tử, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng của vành tai do nguyên nhân có thể do tụ máu, dịch vành tai, nhưng thường do nhiễm tụ cầu, sau sang chấn (gãi gây xước) hay sau chấn thương (đụng, dập).
Chẩn đoán
− Ban đầu chỉ thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị xây xát (thường ở phần trên vành tai) sau đó có biểu hiện nóng, sưng, đỏ.
− Khi viêm tấy thành mủ đau tăng rõ, sưng ngày càng tăng, sờ nóng, làm mất các nếp sụn ở vành tai.
− Viêm sụn hoại tử: đau dữ dội, sưng tấy căng mọng lan rộng cả một phần của vành tai làm mất các hố và nếp của vành tai, cả mặt trước lẫn mặt sau vành tai.
− Nếu không được xử trí tốt sụn bị hoại tử, sưng tấy hoá mủ và vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Điều trị
- Tuỳ theo mức độ và toàn trạng của bệnh nhân để sử dụng kháng sinh. Đối với viêm sụn hoại tử cần dùng kháng sinh phối hợp và liều cao, lưu ý cho kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí.
- Khi mới viêm tấy da vành tai, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, sát khuẩn vết xước bằng Betadin.
- Để chống viêm, hoại tử sụn có thể chấm nitrat bạc, acid boric, đặt bấc tẩm Betadin hay kháng sinh tại chỗ.
- Cần theo dõi sát diễn biến của bệnh, dùng kháng sinh đầy đủ, tránh hoại tử sụn gây hẹp co rúm vành tai.
- Khi đã viêm mủ, hoại tử sụn: phải trích rạch rộng tháo mủ, nạo bỏ hết các mảnh sụn hoại tử và tạo hình da vành tai.
6. Chàm ống tai (Eczema)
Thường gặp ở trẻ nhỏ do mủ, thường mủ nhầy, chảy thường xuyên hay ứ đọng mủ lâu, chàm từ ống tai lan ra vành tai do thể địa dị ứng, chàm có thể từ đầu, cổ lan đến vành tai và ống tai ngoài.
Chẩn đoán
− Da vùng tai ngoài ngứa, mẩn đỏ, mọc các mụn phỏng nhỏ chứa dịch nhầy trong, các mụn phỏng vỡ thành các vẩy màu nâu, mỏng phủ lên trên.
− Nếu chàm khô: da ngứa, mẩm đỏ, dày lên, cũng có những mảnh biểu bì nhỏ đục hoặc xám nổi thành vảy dễ bong ra.
− Do ngứa nên trẻ thường hay gãi gây xây xước dễ bị nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm khuẩn với những mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, trên bề mặt có vẩy nâu cứng có thể gây viêm tấy rộng cả tổ chức dưới da vùng sau tai, thái dương.
Cần làm các xét nghiệm để xem xét tình trạng
>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng – khởi đầu của nhiều bệnh
Điều trị
- Lau sạch mủ ở ống tai nếu có.
- Rắc bột oxyt kẽm hoặc bôi thuốc mỡ oxyt kẽm.
-Nếu nhiều dịch ướt, bôi bằng dung dịch nitrat bạc 5%.
- Nếu có nhiễm khuẩn thành mủ bôi xanh mêthylen.
- Bôi mỡ corticoid.
− Toàn thân: tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng tốt, chống dị ứng.
7. Cách phòng bệnh những bệnh vè tai ngoài thường gặp
− Không sử dụng vật sắc nhọn, chưa được sát khuẩn ngoáy ống tai ngoài.
− Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ cở y tế để lấy và vệ sinh.
− Không tự động xử trí những vết trầy xước xảy ra trên bề mặt da vành tai.
Các bệnh lý về tai là khác nhau về mức độ từ nhẹ đến nặng. Có những bệnh lý cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những bệnh về tai đơn giản, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta có thể dự phòng hoặc xử trí tại nhà.
Dưới đây là một số bệnh về tai đơn giản, có thể phòng ngừa và điều trị tại nhà.
Vành tai và ống tai ngoài
Vệ sinh vành tai rất cần thiết, nhất là ở nơi lồi lõm của mặt trước. Ít người để ý đến vấn đề này. Vành tai dơ, đóng bụi, vi khuẩn có thể vào trong ống tai để gây bệnh. Nên tập thói quen, trong khi tắm mỗi ngày nên lấy ngón tay trỏ cho vào chéo khăn, lau hết các ngoắt ngoéo của mặt trước vành tai. Ở trẻ em quá nhỏ, người nhà phải làm thay mỗi lúc tắm em. Nhiều khi trong lúc tắm nước vào ống tai, làm ẩm ống tai, gây nhiễm trùng, nhiễm nấm. Trước khi tắm nên se bông gòn sạch to cỡ đầu ngón út, nhét vào hai lỗ ống tai ngoài. Sẽ lấy bông gòn này ra sau khi tắm xong. Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa có chảy mủ tai, nhét bông vào ống tai ngoài khi tắm là cần thiết. Tránh bội nhiễm do nước dơ, nước xà phòng từ ngoài tràn vào.
Ráy tai
Ai cũng có ráy tai, không ít thì nhiều, nên móc ra mỗi tuần hoặc 2 tuần một lần. Sử dụng móc tai thường dùng là tốt nhất. Mỗi người nên có móc tai riêng để sử dụng như bàn chải đánh răng cá nhân. Giá thành một móc tai rất rẻ, mua một móc tai có thể dùng suốt đời mà không thấy mòn. Nên rửa sạch bằng xà phòng trước khi sử dụng. Đối với trẻ em quá nhỏ, cha mẹ lấy ráy tai dùm. Tránh chạm mạnh vào thành ống tai, gây trầy xước, nhiễm trùng. Đàn ông có thể để lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc mỗi khi cắt tóc, nhưng phải sử dụng bộ ráy tai sạch của mình từ nhà đem đến để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm. Không nên cho sử dụng bộ lây ráy tai công cộng của người hớt tóc. Bộ này thường không sạch. Có móc ráy tai thì cũng chỉ móc độ sâu không quá 1cm. Vào sâu quá người ta bị đau và rất có thể gây thủng màng nhĩ.
Trong trường hợp lâu năm không lấy, ráy tai to, đông khô và bịt kín ống tai, gây nghe kém, nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để lấy ra. Không nên lấy tại nhà, nếu không biết lấy, cục ráy tai cứng sẽ bị đẩy vào trong sâu, có thể làm thủng màng nhĩ. Có thể bơm nước vào ống tai cho ráy tai trồi ra.
Dị vật tai
Đây là bệnh trẻ em, rất hiếm ở người lớn. Trẻ độ 2 – 3 tuổi, sau khi chơi đồ chơi nhỏ như mảnh giấy, mảnh bông, hột tiêu, hột đậu xanh, trẻ thường bỏ vào tai của mình, hoặc bỏ vào tai bạn mình ở các nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trẻ thường không báo cho gia đình, đây là bệnh phát hiện ngẫu nhiên. Dị vật tai không di động được chia ra làm hai loại: loại dị vật giẹp như mảnh giấy, mảnh mica, mảnh mousse, mảnh bông gòn, và loại dị vật tròn như hột tiêu, hột chuỗi, hột đậu xanh, viên bi xe đạp… Đối với dị vật giẹp, dị vật không thể vào sâu, dị vật lấp ló ở cửa ống tai, có thể kẹp em bé cho chắc, lấy nhíp bếp gắp dị vật ra dễ dàng, không cần phải đi bệnh viện xin gắp ra. Đối với dị vật tròn, dị vật có thể vào sâu hơn, cho bệnh nhân nghiêng đầu, tai có dị vật ngó xuống đáy, lắc mạnh đầu, dị vật có thể rớt ra. Nếu không thành công, nên kềm trẻ cho chắc, lấy móc tai móc từ đầu trong dị vật ra. Nếu không thành công, không nên quyết tâm lấy ra cho bằng được, nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng.
Kiến vào tai là bệnh thường gặp, ở thành phố cũng như ở nông thôn, ở người lớn cũng như ở trẻ em. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai có con kiến ngó trên trần nhà, nhỏ nước ấm 370, 3705 vào tai đúng cách (xem “Nhỏ tai đúng cách” trong trang 69),con kiến sẽ trồi lên, và bò ra ngoài. Ở nông thôn, nơi có nhiều ruộng lúa, trong lúc tuốt lúa, hột lúa có thể văng vào ống tai. Trẻ em cũng như người lớn đều bị bệnh này. Ban đầu hột lúa không thể nào vào sâu, thấy lấp ló ở cửa ống tai ngoài. Không nên dùng kẹp để gắp ra. Đầu hột lúa khá trơn, không kẹp được, hột lúa sẽ bị đẩy dần vào trong, gây thủng nhĩ và nằm trọn trong tai giữa. Phải đưa vào bệnh viện mổ lấy ra. Khi hột lúa còn ở mấp mé ống tai, dùng bơm tiêm 5cc hoặc 10cc, hút lấy nước ấm sạch bơm thẳng vào ống tai. Nước sẽ ra ngoài, và lôi hột lúa ra một cách dễ dàng.
Chảy mủ tai
Viêm tai giữa là bệnh thường thấy ở trẻ em và người lớn. Bệnh nhân bị chảy mủ tai tương đối thường xuyên. Điều trị bệnh này tương đối khó vì dễ tái phát. Làm tai khô và điều trị kháng sinh, bệnh có thể tạm ổn. Làm tai khô bằng cách lấy que bông cho vào tai. Khi bông thấm đầy mủ, bỏ que này lấy que khác thế vào. Phải dùng đến 5 – 7 que tai mới khô mủ. Mỗi khi thấy có mủ là phải làm khô tai. Có thể một ngày làm 2 – 3 lần. Ở nơi không có que bông có thể lấy lọ nhỏ mắt cũ có vòi sẵn. Rửa sạch, để khô. Bóp lọ nhỏ mắt cho không khi thoát ra, đưa vòi vào ống tai, nơi có mủ, mở tay ra, mủ sẽ bị hút vào trong lọ. Bóp cho mủ ra ngoài, sau đó làm lại như cũ. Phải làm như vậy 2 – 3 lần mới mong phần lớn mủ được hút ra. Nếu vòi lọ nhỏ mắt ngắn, có thể ráp vào đầu ống dịch truyền dài độ 2cm.
Nhỏ tai đúng cách
Bị viêm tai giữa, tai chảy mủ, hút sạch mủ như nói trên, sau đó nên nhỏ tai có kháng sinh. Phải biết nhỏ tai đúng cách thì thuốc mới đến tận màng nhĩ. Cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai cần nhỏ hướng lên trần nhà. Nhỏ vào mép ống tai, thuốc sẽ chảy dọc theo thành ống tai và đến tận màng nhĩ. Nhỏ 5 – 7 giọt mà chưa thấy đầy ống tai là nhỏ đúng. Nhỏ 2 – 3 giọt mà đã thấy đầy ống tai là nhỏ sai, thuốc nhỏ chỉ lủng lẳng ở trên, còn phần dưới, vùng màng nhĩ thì thuốc không tới được.
Điếc
Có hai loại điếc: điếc bẩm sinh và điếc mắc phải. Điếc bẩm sinh là do gen khiếm khuyết và di truyền theo định luật Mendel. Đây là điếc từ trong bụng mẹ, điếc đặc, điếc rất nặng. Điếc mắc phải trong bào thai là khi mẹ có thai mà dùng những thuốc có hại đến thần kinh tai như Streptomycine, Neomycine, Gentamycine, Quinine… bào thai sẽ bị ảnh hưởng, và trẻ bị điếc đặc. Đây là điếc mắc phải do thuốc. Khi còn trẻ cũng như khi đã lớn mà dùng các thuốc độc hại thần kinh tai kể trên, bệnh nhân cũng bị điếc tiếp nhận, và điếc khá nặng. Nhiều em khi mới sinh hệ thống nghe hoàn toàn bình thường, nhưng trong quá trình lớn lên, tai giữa bị nhiễm trùng, thủng nhĩ và chảy mủ, bệnh nhân bị điếc, đây là điếc dẫn truyền, thường điếc ở mức độ trung bình
Đối với em bé mới sanh ra, cha mẹ ông bà thường xem trẻ có sứt môi, chẻ vòm, lé, dư ngón tay… nhưng ít ai để ý coi trẻ có bị điếc hay không. Thử điếc trẻ sau sanh tương đối dễ. Có một dụng cụ chuyên dùng tạo ra âm thanh với tần số và cường độ nhất định. Chỉ để dụng cụ này cách tai 50cm, và cho âm thanh dụng cụ reo lên. Em bé giật mình, chớp mắt, khóc ré là trẻ còn nghe được. Nếu không có phản ứng gì, để dụng cụ gần từ từ, 25cm, 10cm, 5cm, nếu trẻ không có phản ứng gì, khả năng trẻ bị điếc rất lớn. Nếu không có dụng cụ chuyên dùng này, có thể lấy cây muỗng, gõ vào cái ly không để tạo âm thanh thay thế dụng cụ trên.
Khám bệnh Tai Mũi họng
Với các bệnh về Tai thông thường, có thể tự xử trí tại nhà theo hướng dẫn đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu nhận thấy khó khăn trong việc xử trí nên đưa người bệnh đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng để được hỗ trợ, tránh tự ý điều trị tại nhà làm bệnh có thể trầm trọng hơn.
Nguồn Internet
Tag: cách chữa viêm tai ngoài tại nhà, dấu hiệu các bệnh về tai, viêm ống tai ngoài có mủ, bệnh học viêm ống tai ngoài, các bệnh về vành tai, viêm tai ngoài ở trẻ em, viêm tai ngoài có tự khỏi, thuốc nhỏ viêm ống tai ngoài.