slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng

Cập nhật: 24/03/2018
Trẻ bị viêm họng bố mẹ hết sức lưu ý đến bữa ăn của trẻ, hạn chế cho bé ăn uống những món ăn khô gây tổn thương cho cổ họng của con, tăng cường các món ăn mềm, lỏng có tính trơn nhớt để bé ăn uống được dễ dàng hơn. Những thực phẩm sau đây sẽ giúp hỗ trợ bé không bị bệnh nặng thêm các mẹ chú ý nhé!
Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt đột ngột 39 – 40oC, đau mình mẩy, kém ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc, đau rát cổ họng, khàn giọng có thể mất tiếng tạm thời hay ho khan…có nghĩa là trẻ đang có nguy cơ rất cao bị bệnh viêm họng.
 
bệnh viêm họng
Viêm họng thường đi kèm với sốt cao

Bé bị viêm họng cần được nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ như súc miệng thường xuyên với nước muối loãng, và đặc biệt có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp tăng cường đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng


Trẻ sẽ khó tính trong ăn uống khi bệnh viêm họng. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích ăn thì cũng đừng ép. Thay vì đó, hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn vào nhiều lần trong ngày với các loại thức ăn lỏng bổ dưỡng. Tránh các thực phẩm nhiều dầu hay gia vị vì chúng dễ làm trẻ đầy bụng. Các loại thực phẩm cứng như khoai tây chiên, bánh mì sandwich bơ nướng cũng không được cho trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm khô có góc cạnh như bánh quy. 

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm họng?

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối ấm;
- Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá;
- Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn;
- Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc;
- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng;
- Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.
- Viêm họng là bệnh thường gặp, ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Hãy đến gặp ngay bác sĩ khi bạn bị đau họng kéo dài hoặc có bất cứ bất thường nào kể trên.  Và nên nhớ rằng giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh giúp nâng cao hệ miễn dịch là chìa khóa vàng để phòng tránh bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Một số loại mềm nên ăn như phô mai, chuối, dưa gang, yến mạch, mì ống, thịt xay hoặc sữa lắc. Cần nhớ các loại thực phẩm từ sữa cũng có thể gây trầy xước nếu không được lọc sạch cẩn thận và chỉ nên ăn giới hạn nếu ho nhiều sau khi dùng, dù nó mềm, nhiều dinh dưỡng.

Nếu trẻ phải uống kháng sinh, có thể hệ tiêu hóa đã bị rối loạn. Trong trường hợp này, cách làm tốt nhất là nên cho ngừng uống sữa và các sản phẩm từ sữa trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.

 
bệnh viêm họng
Trà gừng là thức uống phổ biến khi người lớn bị cảm lạnh

Viêm họng thường đi kèm với sốt cao, khi đó trẻ bị mất nước và trẻ cần được bổ sung một lượng nước nhỏ mỗi nửa giờ. Nước ở đây có thể là nước gạo, nước lọc, súp, nước hoa quả tươi, nước dừa và nước oserol.

Khi chữa viêm họng cho bé nên cho trẻ uống những loại nước ở nhiệt độ mát. Tránh uống những loại cótính chất nhiệt độ nóng và những thức uống có chứa hàm lượng axit như nước ép cà chua, bưởi, chanh, cam vì sẽ gây rát cổ. Uống nước hầm xương hoặc loại có vị mặn của muối sẽ giúp giảm bớt cơn đau họng. Chọn loại nước ép giàu chất dinh dưỡng, vitamin như nước ép rau củ quả, không nên uống nước ngọt hoặc cà phê. Ngậm một vài viên đá nhỏ sẽ giúp giữ cổ họng được mát.

Trà gừng là thức uống phổ biến khi người lớn bị cảm lạnh nhưng với trẻ thì lại không tốt vì nó có thể làm cơ thể trẻ nhanh mất nước hơn. Thực phẩm chức năng có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng bổ sung cần thiết cho trẻ trong giai đoạn chữa bệnh viêm họng cho trẻ. Do những hạn chế trong việc ăn uống thường ngày, thực phẩm chức năng sẽ nhanh chóng bù đắp các thành phần dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo cho hệ miễn dịch của trẻ hoạt động bình thường. 

Thực phẩm chức năng Healtkeytic với các thành phần Immunoprobiotics, Betaglucan và Glucose có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường nguồn năng lượng cho cơ thể. Đây là sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ, ngăn ngừa và chống tái phát các bệnh đường hô hấp ở trẻ.

 
bênh viêm họng
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Khi trẻ đang có triệu chứng benh viem hong, cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ hoạt động bình thường giúp chống lại sự phát triển của bệnh. Cần thực hiện đúng theo tư vấn của bác sĩ và các biện pháp phòng ngừa chống tái phát sau khi trẻ khỏi bệnh.

Không dùng đồ nhiều mỡ, ngọt cho bé

Khi trẻ em bị ho, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến trẻ nóng trong, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng, cần vệ sinh tai mũi họng cho bé thật cẩn thận. Vào thời điểm này, cha mẹ cần loại bỏ ngay khoai tây rán hay đồ ăn ngọt ra khỏi thực đơn của con, nhất là với những trẻ ho do viêm phế quản co thắt, nếu ăn nhiều đồ béo, đờm và nhiệt sẽ kết đặc lại, chặn đường hô hấp khiến khó thở hơn, làm bệnh khó chữa hơn.

Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn

Giai đoạn này, trẻ thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ mau bình phục. Cho trẻ ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ.

Các loại quả được khuyên cho trẻ dùng khi ho là lê và táo đỏ. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Đối với các loại món cá hay hải sản, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây ói, do vậy, nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.

 
bệnh viêm họng
Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt
 

Cách cho trẻ bị viêm họng ăn 


Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế, trước khi cho trẻ ăn, nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ nhẹ lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.

Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều, nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần. Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, do đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.

Tuyệt đối khi trẻ đang ho hoặc khóc, không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống dẫn đến sặc, hóc dị vật và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tags: viêm họng wiki, đau họng hạt, triệu chứng viêm họng, trị bệnh viêm họng, viêm họng ở trẻ em, đau họng uống thuốc gì, đau họng nuốt nước bọt cũng đau, viêm họng mãn tính.

Tin liên quan