slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Bệnh viêm xoang mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em phần 1

Cập nhật: 14/03/2018
Không chỉ người lớn mới mắc viêm xoang , trẻ em cũng có nguy cơ rất lớn bị bệnh, nhất là trong mùa khí hậu lạnh, khi thay đổi thời tiết, các bé có thể bị bệnh sau một đợt viêm đường hô hấp trên hãy cảm sốt nặng. Trong trường hợp đó, chúng ta cần quan tâm chăm sóc, chữa bệnh triệt để cho con do với các bé còn nhỏ tuổi, biến chứng của viêm xoang nặng nề hơn nhiều so với người lớn.

1. Thế nào là bệnh viêm xoang mũi?


Viêm xoang mũi là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng... bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm xoang mũi được chia làm ba thể: viem xoang mui cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm xoang mũi bán cấp tính kéo dài từ 4 - 8 tuần và viêm xoang mũi mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị.
 
viêm xoang mũi
Trẻ em rất dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột

 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi ở trẻ em


Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang gặp chủ yếu là một trong các loại Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella… Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.  

Viêm xoang mũi trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị không khỏi dẫn đến viêm xoang mũi. 

− Viêm đường hô hấp trên: Chảy mũi, ho, ngạt mũi, sốt nhẹ, thường hay xảy ra, nhiều khi hết thuốc bệnh lại tái phát, thường dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp tính. 

− Viêm mũi dị ứng: Chảy mũi trong, nhiều em suốt ngày chảy mũi, khò khè, có kèm theo ran ở phổi. Có khoảng 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến hen phế quản. 

− Hen phế quản: Viêm phế quản mạn tính, trẻ khó thở từng cơn do phế quản co thắt, niêm mạc phế quản phù nề và xuất tiết dịch nhầy, khó thở ở thì thở ra. Có khoảng 80% trẻ em bị hen phế quản có liên quan đến viêm mũi dị ứng. 

− Suy giảm miễn dịch: Ở trẻ có liên quan đến việc cha mẹ bị AIDS. 

 

bệnh viêm xoang mũi trẻ em
Hãy đến khám tại bệnh viện gần nhất nếu trẻ có dấu hiệu bệnh
 

− Bất thường giải phẫu về hốc mũi: Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm, VA vòi. Các nguyên nhân trên kéo dài dai dẳng dẫn đến niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ thông xoang mũi, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang. 

3. Các dạng chuẩn đoán bệnh viêm xoang mũi  

Chẩn đoán xác định  

Những triệu chứng sau đây có thể nghĩ đến là xoang bị nhiễm trùng: Sốt nhẹ kéo dài, sổ mũi, nước mũi có màu vàng-xanh, chảy mũi xuống họng gây đau họng, ho, hơi thở hôi, nôn ọe, viêm xoang mũi ở trẻ em trên 6 tuổi thì luôn luôn có triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, phù nề quanh mắt. Ở trẻ dưới 2 tuổi, viêm xoang mũi thường đi kèm với viêm tai giữa và nguyên nhân là do nhiễm siêu vi và dị ứng bởi những yếu tố môi trường như khói thuốc lá, thời gian ở nhà trẻ quá nhiều và đặc biệt là bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản.
 

Cận lâm sàng 

− Khám nội soi mũi: Các khe mũi hai bên hốc mũi nhiều dịch nhầy, đặc, chảy từ cửa mũi sau xuống họng, niêm mạc cuốn mũi giữa, cuốn mũi dưới phù nề. Vòm mũi họng VA quá phát che kín cửa mũi sau, có khi chèn ép vào lỗ vòi Eustache.  
 
viêm xoang mũi
Ngày cả người lớn cũng rất dễ mắc viêm xoang mũi

− Chụp X quang thông thường tư thế Blondeau và Hirtz có thể thấy hình ảnh các xoang bị mờ, dày niêm mạc xoang, mức khí - dịch trong xoang. 

− Chụp CT Scan đối với những bệnh nhi bị viêm xoang mũi mạn tính sẽ thấy rõ ràng hình ảnh tổn thương niêm mạc xoang, những biến đổi về cấu trúc giải phẫu xoang mũi, giúp thầy thuốc quyết định phẫu thuật chính xác.

-  Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giá trị chẩn đoán các bệnh lý u xoang (u nấm hoặc u ác tính). 

− Siêu âm xoang chỉ có giá trị chẩn đoán bệnh lý xoang ở trẻ trên 4 tuổi, chủ yếu là xoang hàm và xoang trán. 

− Nuôi cấy vi khuẩn trong dịch xoang mũi, lấy từ vòm mũi họng, để phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. 

Chẩn đoán phân biệt

− Viêm xoang mũi và viêm đường hô hấp trên: Viêm đường hô hấp trên cấp tính thì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6 - 8 lần, sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần, viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5 – 7 ngày là hết. Trong khi đó bệnh viêm xoang mũi ở trẻ nhỏ thì triệu chứng lâm sàng, diễn biến và biểu hiện bệnh kéo dài dai dẳng rất lâu sau đó và có thể trở thành viêm xoang mũi mạn tính. 

bệnh viêm xoang mũi
Bệnh viêm xoang mũi ở trẻ nhỏ thì triệu chứng lâm sàng

Viêm xoang mũi viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chẩn đoán, có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau: ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được, với trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi. Chảy nước mũi cả hai bên, dịch màu trong suốt, không có mùi. Ngạt mũi từng bên, có khi ngạt cả hai bên, trẻ mắc bệnh phải thở bằng miệng. 
 
- Chụp Xquang không cho hình ảnh rõ rệt, khác với bệnh viêm xoang mạn tính sẽ có hình ảnh các hốc xoang chứa mủ. Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chịu tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn trẻ có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường. 

Mời các bạn xem tiếp bệnh viêm xoang mũi tại đây !

 
Bệnh Tai Mũi Họng Thường Gặp Ở Trẻ Em

Tai-mũi-họng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột. Do điều trị kéo dài không khỏi, lạm dụng kháng sinh quá nhiều, không được tư vấn vệ sinh mũi họng tối thiểu, môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, kể cả các em phải “hút thuốc lá thụ động”.

Bệnh có thể tự khỏi nếu không bị bội nhiễm nên các bậc cha mẹ thường chủ quan. Ít ai biết được rằng, bệnh ở tai mũi họng lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em.

Trẻ bị điếc

Trẻ bị điếc tùy theo mức độ nặng hay nhẹ thường có biểu hiện chậm nói, phát âm không rõ hoặc không thể phát âm được.nguyên nhân làm trẻ bị điếc có thể do bẩm sinh, di truyền, bị viêm tai nhưng chữa trị nửa chừng không dứt, hoặc nghe loa quá to..

Tai bị chảy mủ

Nhĩ của bé có thể tự thủng và mủ theo đó mà chảy ra ngoài, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và điều trị. Trong thời gian điều trị, bé phải gài trong tai một ống thông. Sau nhiều lần được cho uống thuốc kháng sinh, tai không có mủ nữa nhưng lại có một thứ nước sền sệt. Nếu hiện tượng này kéo dài, bé sẽ bị giảm thính lực.

Viêm tai giữa

Y học hiện đại chia bệnh viêm tai giữa thành 2 loại là viêm tai giữa nguy hiểm và viêm tai giữa không nguy hiểm biểu hiện của bệnh là trẻ kêu đau tai, sốt cao, chảy nước tai (chảy dịch, chảy mủ). Ngoài ra, có những trẻ còn kèm theo viêm mũi, chảy nước mũi. Với bệnh này, trẻ cần phải được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây thủng màng nhĩ, từ đó, làm trẻ nghe kém và ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt sau này của bé.

Viêm amidan

Viêm Amidan là nhóm bệnh rất hay gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi. Bệnh có thể gặp dưới 2 dạng là viêm amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây nên ngoài ra còn có những yếu tố thuận lợi khác như cơ địa tạng tân, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, kém dinh dưỡng…

Viêm va

Viêm va là nhóm bệnh đứng hàng đầu trong các viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ em (khoảng 40% số trẻ dưới 5 tuổi). Viêm va được chia thành 2 loại là viêm va cấp tính và viêm va mạn tính.

Bệnh viêm va cấp tính thường hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 – 4 tuổi. Khi bị viêm va cấp tính trẻ thường có triệu chứng: sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn, có khi ỉa chảy hoặc nôn trớ. Với bệnh viêm va mạn tính, trẻ thường có các biểu hiện như: ngạt mũi, ngạt cả hai bên mũi, ngày càng tăng có khi làm cho trẻ phải há mồm để thở do tiết nhầy; chảy dịch mũi kéo dài hàng tháng (thò lò mũi xanh) gây viêm mũi, có khi viêm loét tiền đình mũi; trẻ không sốt, cơ thể phát triển chậm so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, hay ốm vặt, sốt vặt. Người gầy mảnh khảnh, đêm ngủ không yên giấc, hay giật mình hoảng sợ, ngủ ngáy to, hay đái dầm. Trẻ đãng trí, kém tập trung tư tưởng do nghễnh ngãng và do thiếu oxy não kéo dài.


Viêm xoang mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang như: do nhiễm vi khuẩn, virus (nhiễm khuẩn do trẻ bị viêm họng, viêm va, viêm amidan, viêm mũi, viêm lợi, viêm tủy răng…), nấm, do dị vật (gặp viêm xoang một bên ở trẻ), dị ứng, chấn thương, trào ngược dạ dày thực quản. Một số yếu tố thuân lợi làm trẻ dễ bị viêm mũi xoang hơn như điều kiện sống, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi, khói, bụi… khi bị viêm mũi xoang trẻ có các triệu chứng như: nhiễm trùng rõ rệt, sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, kém ăn…

Viêm mũi dị ứng

Thường xảy ra do chuyển đổi thời tiết với các triệu chứng thường gặp là hắc hơi, chảy nước mũi trong, bé mệt mỏi, lừ đừ quấy khóc, mất ngủ do mũi bị nghẹt.Với những thông tin bổ ích trên, có lẽ giờ đây các bậc làm cha mẹ cũng đã hiểu rõ hơn các bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Do vậy, việc chăm sóc cho trẻ hết sức quan trọng để các em có một cơ thể khỏe mạnh. Khi thấy các em có triệu chứng bất thường về tai mũi họng, cách tốt nhất các bậc cha mẹ nên dẫn trẻ thăm khám nha khoa uy tín để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giữ tai mũi họng an toàn và không mắc bệnh.

Nguồn Internet

Tin liên quan