Tin trong nước
Bệnh viêm tai giữa tiết nhầy mủ ở trẻ em
1. Thế nào là bệnh viêm tai giữa tiết nhầy mủ?
Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy là hậu quả của các bệnh viêm tai giữa cấp tính, là một trong những bệnh lý của bệnh tai mũi họng, viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính chuyển thành mạn tính, ở trẻ em bị viêm V.A, ở người lớn bị viêm xoang và nhiều các chứng bệnh cảm cúm, khối u đè phải vòi nhĩ. Bệnh gây tổn thương niêm mạc của vòi nhĩ, hòm nhĩ, màng nhĩ làm cho niêm mạc trở nên dày gấp 5-10 lần bình thường, các tuyến nhầy quá phát và tăng tiết, tạo ra chất mủ nhầy không thối.
>>Xem thêm: Viêm tai ứ dịch ở trẻ em
Trẻ em rất dễ mắc phải căn bệnh hiếm gặp này
2. Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân của viêm tai giữa tiết nhầy mủ là do mũi, do xoang, do vòm mũi họng (VA), ngoài ra bệnh tích ở niêm mạc sào bào, niêm mạc thượng nhĩ hay làm cho chảy tai kéo dài. Bệnh tích khu trú ở vòi Eustache, ở hòm nhĩ, ở sào bào.
3. Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa
- Chẩn đoán xác định
+ Lâm sàng: Các triệu chứng chức năng rất nghèo nàn: bệnh nhân không đau tai, không ù tai, không chóng mặt, thính lực gần như bình thường. Bệnh nhân chỉ có chảy tai: dịch chảy khá nhiều, và tăng lên mỗi khi bệnh nhân bị viêm mũi, sổ mũi. Chất dịch chảy ra màu vàng nhạt hoặc trong, đặc quánh, kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không thối, giống như tiết nhầy ở mũi.
Lỗ thủng ở góc tư dưới trước của màng nhĩ, hình quả trứng, có khi lên đến rốn cán búa. Bờ của lỗ thủng nhẵn, thành sẹo hoặc có một viền đỏ bao quanh. Lỗ thủng bao giờ cũng dừng lại cách khung nhĩ độ 1mm. Phần còn lại của màng nhĩ màu xám nhạt, mỏng, không bị viêm.
Hãy đến các chuyên khoa tai khi có dấu hiệu bệnh
+ Cận lâm sàng: Đo thính lực cho thấy tai bị điếc nhẹ theo kiểu dẫn truyền. Mức độ điếc thay đổi tùy theo tình trạng của vòi Eustache, khi nào vòi không viêm thì bệnh nhân nghe rõ, khi nào vòi xuất tiết và tắc thì bệnh nhân nghe kém. X quang cho thấy xương chũm kém thông bào nhưng không có hình ảnh viêm xương.
+ Thể lâm sàng
− Viêm tai giữa mạn tính màng nhĩ đóng kín: Hay gặp ở trẻ nhỏ, mỗi lần thay đổi thời tiết, mỗi lần bị sổ mũi, bị viêm V.A thì em bé bị chảy tai. Mỗi lần bị chảy tai, bệnh nhân có những triệu chứng như là viêm tai cấp: sốt, quấy khóc, bỏ ăn, tiêu chảy...
Mỗi đợt chảy tai kéo dài độ vài tuần, sau đó tai khô trong một vài tháng rồi chảy trở lại, càng ngày thời gian tai khô càng ngắn. Trong đợt chảy tai màng nhĩ bị thủng giống như trong viêm tai cấp, ngoài đợt chảy tai thì màng nhĩ đóng kín nhưng không hoàn toàn bình thường: màng nhĩ dày, đục, mất tam giác sáng. Thính lực giảm, nhưng vì bệnh nhân còn bé nên khó đánh giá được.
Nguyên nhân của bệnh là sự phù nề và quá sản của niêm mạc thượng nhĩ. Niêm mạc dày gấp ba bốn chục lần so với niêm mạc bình thường, do đó sự dẫn lưu của sào bào bị đình trệ và dễ đưa đến viêm sào bào. Phẫu thuật mở sào bào không giải quyết được bệnh. Sau khi mổ bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy tai từng đợt.
Chỉ có phẫu thuật mở thượng nhĩ hoặc mở sào bào
+ Thượng nhĩ mới giải quyết được bệnh.
+ Viêm tai keo (glue ear): Cũng là một loại viêm tai màng nhĩ đóng kín mà chất tiết dịch trong hòm nhĩ đặc như là keo. Triệu chứng chính là điếc, màng nhĩ đục và xanh, cần đặt ống thông hòm nhĩ (Diabolo).
Người lớn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh khó trị này
- Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh viêm tai khô do thể tạng: trong bệnh này màng nhĩ hoàn toàn bình thường và vòi Eustache không bị tắc.
− Sẹo xơ do viêm tai mủ: có những biến dạng của màng nhĩ rõ rệt lỗ thủng và sẹo mỏng, mảng vôi hóa..
>>Xem thêm: Mối nguy hiêm từ vệ sinh tai bằng tăm bông
.
4. Điều trị
Nguyên tắc điều trị: Cần điều trị phối hợp săn sóc tại chỗ và điều trị nguyên nhân, trong trường hợp cần thiết phẫu thuật bởi chuyên khoa tai mở thượng nhĩ để dẫn lưu.
- Phác đồ điều trị
+ Điều trị tại chỗ: làm thuốc tai.
+ Điều trị bệnh lý mũi họng kèm theo.
+ Phẫu thuật khi bệnh lý kéo dài, đối với trẻ em nên mổ sớm phòng ngừa giảm thính lực.
Bệnh viêm tai giữa tiết mủ nhầy rất dễ tái phát
− Điều trị cục bộ: Hút rửa tai khi có mủ và dùng một số thuốc nhỏ tai, giữ tai khô, phương pháp kể trên cho kết quả tốt nhưng không bền. Sau một thời gian ổn định tai sẽ chảy trở lại, do đó phải củng cố kết quả bằng cách điều trị nguyên nhân.
− Điều trị nguyên nhân:
+ Nguyên nhân của bệnh là ở mũi và ở vòm mũi họng. Ở mũi chúng ta phải giải quyết viêm mũi xoang, quá phát cuốn mũi...
+ Nạo V.A. − Điều trị bằng phẫu thuật: Ở trẻ em nhỏ bị viêm tai tiết nhầy mủ kéo dài, nhất là sau khi đã điều trị bằng những phương pháp kể trên nhưng không có kết quả, nên làm phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.
5. Tiên lượng và biến chứng
Tiên lượng bệnh tương đối tốt, bệnh diễn biến từng đợt và kéo dài nhiều năm. Có những đợt mủ chảy trong xen kẽ những đợt mủ đục, xen kẽ với những thời gian tai khô hẳn. Bệnh này không gây ra biến chứng đáng kể như những bệnh tai mũi họng khác, thỉnh thoảng có thể gặp viêm da ống tai ngoài do mủ ứ đọng. Nếu bệnh kéo dài năm, mười năm, niêm mạc hòm nhĩ sẽ bị xơ hóa và có sẹo chằng chịt, làm giảm thính lực.
Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ. Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu điếc được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.
1. Tìm nguyên nhân gây nghe kém và kiểm tra tính lực cho trẻ em
Có hàng loạt các yếu tố nguy cơ của mất thính lực ở trẻ em, do đó, có hàng loạt lý do đặc biệt tại sao cần phải tầm soát hay kiểm tra sức nghe của trẻ. Các chỉ định chung đối với việc đánh giá sức nghe bao gồm:
− Chậm nói.
− Viêm tai thường xuyên hoặc tái phát.
− Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền).
− Bị các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ, hội chứng Down, hội chứng Alport, và hội chứng Crouzon).
− Các bệnh truyền nhiễm gây ra mất thính lực (viêm màng não, bệnh sởi và nhiễm cytomegalovirus). − Các thuốc điều trị có thể gây mất thính lực như là một tác dụng phụ, bao gồm một số thuốc kháng sinh và một số chất của hóa trị liệu. − Học kém.
− Đã được chẩn đoán không có khả năng học tập hoặc những bệnh khác, như tự kỷ hoặc rối loạn phát triển đều khắp. Ngoài ra, tình trạng mang thai và tình trạng khi sinh có thể liên quan với mất thính lực của trẻ. Nếu có một bệnh sử bao gồm những trường hợp sau đây, trẻ cần phải được đánh giá thính lực.
− Trọng lượng sinh thấp (ít hơn 1kg) và / hoặc sinh non.
− Phải hỗ trợ thông khí (để giúp thở hơn 10 ngày sau khi sinh).
− Điểm số Apgar thấp (số được tính khi sinh phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh). − Vàng da nặng sau khi sinh. − Mẹ bị bệnh trong khi mang thai.
− Não úng thủy.
Một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họ không thể nghe bình thường vì đứa trẻ có những lúc không đáp ứng với tên của mình hoặc yêu cầu lặp đi lặp lại thường các từ, cụm từ, hoặc câu. Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh hay những gì đang được nói. Trung bình, chỉ có một nửa số trẻ em được chẩn đoán khiếm thính thực sự có một yếu tố nguy cơ được biết đến của mất thính giác.
Điều này có nghĩa là nguyên nhân không bao giờ được biết đến chiếm khoảng một nửa số trẻ khiếm thính. Vì lý do này, nhiều bang ở Mỹ đã thực hiện tầm soát khiếm thính chung (universal hearing screen) cho tất cả các trẻ sơ sinh trước khi rời bệnh viện về nhà.
2. Chọn lựa nghiệm pháp kiểm tra thính lực phù hợp với từng trẻ
Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có những thử nghiệm kiểm tra nghe thích hợp. Các loại thử nghiệm sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi hoặc mức độ phát triển của trẻ. Một số thử nghiệm nghe không yêu cầu có phản ứng hành vi từ đứa trẻ, trong khi các thử nghiệm khác sử dụng các trò chơi lôi kéo sự quan tâm của trẻ. Điều quan trọng là tìm ra đúng phương pháp thử nghiệm cho mỗi đứa trẻ.
Trẻ sơ sinh trẻ, nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển
− Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR, ASSR.
− 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.
− Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.
Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)
− 3 đến 5 tuổi: đo thính lực – chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm, OAE, ABR, ASSR. − Từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: có thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như người lớn.
3. Các phương pháp trợ thính cho trẻ
Nên trợ thính sớm ngay sau khi xác định bé bị khiếm thính.
Điếc nhẹ và vừa
Mang máy nghe và học trường thường.
Điếc nặng và sâu
Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng đồng thời
tham gia chương trình can thiệp sớm gần nhà. Sau đó đánh giá lại tiến triển về nói và phát triển ngôn ngữ nếu mức phát triển tương đối tốt có khả năng sẽ đuổi kịp hoặc gần kịp các bạn cùng tuổi không bị nghe kém, bé sẽ tiếp tục mang máy nghe và học trường thường. Nếu đánh giá lại không đạt yêu cầu, tốt nhất nên gửi bé đi đánh giá xem có đủ tiêu
chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai không.
Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai, hay kinh phí gia đình không đáp ứng nổi để cấy điện ốc tai sẽ tiếp tục mang máy nghe và học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính. Các trường này sẽ rèn luyện cho cả bố mẹ và trẻ để:
− Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.
− Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.
− Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác như
thị giác, xúc giác.
− Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.
− Luyện khả năng đọc hình miệng.