Tin trong nước
Mối nguy hiêm từ vệ sinh tai bằng tăm bông
Sử dụng tăm bông để vệ sinh tai có thể gây nhiễm trùng
Ống tai có chức năng tự làm sạch, lượng ráy tai thừa bên trong sẽ có thể tự rơi ra, vành tai có thể được vệ sinh bằng 1 miếng vải mềm nhúng với nước ấm sạch. Vì thế bạn nên sử dụng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai, ngay khi chuẩn bị làm hoặc trước khi vệ sinh tai 5 ngày. Các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng chưa có nhiều bằng chứng chứng minh rủi ro nhiễm trùng liên quan tới việc sử dụng tăm bông nhưng các nhà khoa học đã trình bày một số mối nguy hại tiềm tàng khi bệnh nhân sử dụng tăm bông để tự lấy ráy tai.
>>Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm về tai mũi họng
Những bệnh về tai thường gây đau nhứt làm bệnh nhân không ngủ được
Lời khuyên phổ biến nhất được đưa ra là không nên đưa bất kỳ thứ gì vào lỗ tai vì tai của chúng ta có cơ chế tự làm sạch. Việc vệ sinh tai chỉ nên dừng ở việc dùng ngón tay giữ một mảnh vải ẩm sạch, nhẹ nhàng lau các góc phần ngoài tai và vành tai. “Kết luận sơ bộ của chúng tôi có thể trợ giúp việc chăm sóc sức khỏe cho người khiếm thính thông qua việc kiểm soát ráy tai và khuyến nghị bệnh nhân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo đúng bệnh và đúng thời điểm”, Giáo sư Mark Baker, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyên khoa tai mũi họng đã chia sẻ.
Thủng màng nhĩ do lấy tăm bông để ngoáy tai
Bệnh nhân T. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân nhập viện do thủng màng nhĩ, rách ống tai, chảy máu và ráy tai bị đẩy sâu vào trong chỉ vì dùng tăm bông lấy ráy tai. Điều này được PGS TS Lê Công Định- Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tại cuộc trao đổi với báo giới chiều 18-8.
Dùng tăm bông để ngoáy tai có gây ra nhiều bệnh tai mũi họng nguy hiểm không?
Bệnh nhân Nguyễn Thị T. nhập viện sau nhiều ngày bị ù tai. Càng bị ù, bệnh nhân càng dùng tăm bông để ngoáy, để lại càng bị ù thêm, khi vào viện thì ống tai đã bị chảy máu, màng nhĩ bị rách và rất may, được điều trị kịp thời nên tránh được nguy cơ điếc.
Bệnh nhân T. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân nhập viện do thủng màng nhĩ, rách ống tai, chảy máu và ráy tai bị đẩy sâu vào trong chỉ vì dùng tăm bông lấy ráy tai. Điều này được PGS TS Lê Công Định- Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tại cuộc trao đổi với báo giới chiều 18-8.
Việc dùng tăm bông lấy ráy tai là sai lầm mà rất nhiều người vẫn thường xuyên làm. Rất hiếm người biết rằng, ráy tai có tác dụng để bảo vệ da ống tai không bị viêm nhiễm và còn như lớp đệm để giảm tiếng ồn quá lớn. Ráy tai là cơ chế tự bảo vệ của tai, ngăn không cho bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường ngoài đi sâu vào trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.
Từ những bệnh nhân nhập viện gần đây, PGS. TS Lê Công Định cảnh báo việc ngoáy tai hàng ngày tưởng là bình thường, nhưng lại có thể làm viêm ống tai, gây rối loạn chức năng nội tiết. Nhiều người lấy ráy tai ở hàng gội đầu mà hoàn toàn không biết việc đó có thể gây chấn thương da ống tai, khiến cho tai bị viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí lây nhiễm nhấm, HIV.
Từng có bệnh nhân bị viêm tai giữa biến chứng gây viêm màng não, cũng có bệnh nhi bị méo mặt do tổn thương dây thần kinh số 7, hoặc viêm xươnng chũm vì nhiễm trùng rất nặng. Không chỉ giảm sức nghe hoặc điếc, mà viêm tai giữa còn rất nguy hiểm khi có thể gây tử vong.
Các bệnh về vòi nhĩ cũng chiếm tới 20-30% số bệnh nhân nhập viện mỗi ngày
Bên cạnh đó, các bệnh về vòi nhĩ cũng chiếm tới 20-30% số bệnh nhân bị bệnh về tai mui hong nhập viện mỗi ngày, ở mọi lứa tuổi và giới tính, là điều rất đáng lưu ý. Vì thế, việc Nhật Bản vừa tài trợ cho Bệnh viện Bạch Mai một hệ thống thiết bị máy đo chức năng vòi nhĩ hiện đại bậc nhất có ý nghĩa đặc biệt, khi giúp Bệnh viện có điều kiện phát hiện và điều trị nhiều căn bệnh về tai, như viêm tai giữa có thủng và không thủng màng nhĩ, bệnh hẹp hoặc gioãng rộng vòi nhĩ, các bệnh lý ù tai, nghe kém không do viêm tai, đánh giá trước và sau phẫu thuật tai.
Nhưng với thiết bị mới, việc khám, chữa bệnh cho người bệnh đã được nâng lên. Mới đây, một Việt kiều bị ù tai, khi rửa mũi thì nước lên tai và các bác sĩ nghi bị viêm mũi, nhưng nhờ thiết bị hiện đại này nên đã xác định chính xác bệnh nhân bị gioãng rộng vòi nhĩ, để tiến hành phẫu thuật làm hẹp vòi nhĩ.
>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh ù tai
Từ đó đã cơ bản khắc phục được chứng ù tai cũng như nước từ mũi lên tai. Hàng trăm bệnh nhân đã được các bác sy chuyên khoa tai mũi họng xác định đúng bệnh, để có hướng can thiệp kịp thời. Chỉ cần nghiêng tai hoặc lấy bông thấm nhẹ khi tai bị nước vào, tuyệt đối không ngoáy tai hàng ngày như nhiều người vẫn thường làm, là khuyến cáo của PGS. TS Lê Công Định. Khi có vấn đề về tai ở bệnh nhi, nhiều phụ huynh thường đưa đến bác sĩ nhi khoa, trong khi rất nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn có các xử trí không đúng, có thể làm trầm trọng bệnh thêm. Vì thế, tốt nhất hãy đưa bệnh nhân đến với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, để được xử trí kịp thời và đúng cách.
Thủng màng nhĩ khiến cho bệnh nhân bị mất thính giác vĩnh viễn
Những chấn thương phổ biến do sử dụng tăm bông không đúng cách
- Cảm giác như có thứ gì kẹt lại trong tai, khiến tai bị sưng vù, đau nhứt.
- Thủng màng nhĩ khiến cho bệnh nhân bị mất thính giác vĩnh viễn gây khó khăn và trở ngại trong cuộc sống. Đặc biệt là trẻ em sẽ không thể phát triển ngôn ngữ của mình một cách bình thường được.
- Tổn thương phần mềm gây ra chảy máu khoang tai, chảy mủ và gây đau nhứt cho tai và vùng thái dương.
Các chấn thương hiếm gặp khác gồm mất thính lực hay tổn thương xương tai gây mất thăng bằng, cảm giác vật lạ là thường gặp nhất ở trẻ 8 -17 tuổi, trong khi thủng màng nghĩ lại thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi.
Với việc mang đến khoảng thời gian giải trí, thư giãn hay học tập một cách thoải mái mà không ảnh hưởng đến những người xung quanh, tai nghe là món phụ kiện mà gần như tất cả mọi người sử dụng smartphone đều có và thường xuyên dùng đến.
Nhiều lợi ích là thế, nhưng chúng ta cũng phải biết một điều rằng tai nghe rất nguy hiểm 5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe . Nhiều người cứ bắt volume hết cỡ, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đôi tai và có thể gây giảm thính lực về lâu dài.
Sau đây là 5 mẹo giúp bạn sử dụng tai nghe đúng cách mà không làm hỏng đôi tai của mình 5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe
1. Không bao giờ bật âm lượng quá 60%
Hầu hết tai nghe và trình nghe nhạc đều có thể phát ra âm thanh tối đa 100 decibel (dB) hoặc cao hơn. Đôi tai của bạn sẽ bị phá hủy nếu nghe âm thanh lớn hơn 100 dB liên tục trong 15 phút.
Để bảo vệ tai không bị hỏng, tốt nhất là để mức âm lượng từ 60% trở xuống. Một số ứng dụng nghe nhạc đều hiện ra cảnh báo nếu bạn chỉnh âm lượng vượt mức này.
2. Không nên nghe liên tục quá 1 giờ
Nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn (trên 80 dB) trong hơn 1 giờ liên tục cũng ảnh hưởng lớn đến thính lực. Bạn nên để tai nghỉ ngơi một lúc sau 1 giờ nghe nhạc để bảo vệ nó.
3. Tận dụng earplug (đồ nhét tai)
Ngay cả khi không dùng tai nghe, môi trường xung quanh với âm thanh lớn như buổi hòa nhạc, quán bar, sự kiện thể thao, tàu điện ngầm hay công trường cũng rất có hại cho đôi tai. Nếu được, hãy mang theo các cặp earplug (đồ nhét tai) để giảm mức âm thanh lớn phải nghe nếu ở môi trường đó trong thời gian dài. Hầu hết tai nghe của Xiaomi đều kèm theo nhiều bộ earplug nên bạn không phải lo đâu nhé!
4. Mua tai nghe chống ồn
Tai nghe chống ồn là lựa chọn ưa thích của các DJ chuyên nghiệp. Với khả năng cách âm từ môi trường rất tốt, bạn có thể nghe trọn vẹn âm thanh phát ra từ tai nghe mà không cần bật lớn âm lượng để nghe rõ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu tai nghe chống ồn của Xiaomi với khả năng cách âm rất tốt trong môi trường công cộng.
5. Dùng tai nghe trùm đầu (headphone)
Khác với tai nghe nhét tai (earphone), tai nghe trùm đầu (headphone) không phát âm thanh trực tiếp vào màng nhĩ nên có thể giúp bảo vệ tai tốt hơn. Bạn có thể tham khảo mẫu Mi Headphone để trải nghiệm.
Nguồn Internet