Tin trong nước
Dễ mắc bệnh tai mũi họng do ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm môi trường hiên nay là nguyên nhân mắc bệnh về tai mũi họng
Môi trường sống ô nhiễm (khói bụi, khí thải từ các nhà máy, cống thoát nước bị nghẹt…) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp và bệnh tai mũi họng, tỷ lệ người bị bệnh dị ứng tăng cao với tốc đọ nhanh, hen phế quản ngày càng nhiều hơn ở người già và các em nhỏ. Nhưng ít ai hiểu rõ được rằng, bệnh ở tai mũi họng do ô nhiễm môi trường lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh nguy hiểm tới tính mạng cũng như là nguy cơ tiềm tàng của những căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Cơ quan tai mũi họng là một trong những cửa ngõ quan trọng của cơ thể
Cơ quan tai mũi họng là một trong những cửa ngõ quan trọng của cơ thể, liên quan tới đường ăn, đường thở, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Tại đây, mọi tác nhân gây bệnh bị ngăn chặn lại, giữ lại ở đây. Việt Nam nằm trong “top” các quốc gia ô nhiễm không khí nặng gây ra nhiều bệnh “chết người”. Trong số 10 bệnh gây chết người cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan tới không khí: trong đó bao gồm các bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư phổi, phế quản,…. Trung bình mỗi năm có hàng chục ngàn người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp do chất lượng không khí.
Cấu tạo của những cơ quan này cũng rất nhạy cảm, vì thế nói đó là cơ quan phòng bệnh nhưng cũng là nơi dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm bệnh nhất. Những cơ quan này nếu bị viêm đi viêm lại do tác động của môi trường, của các tác nhân gây bệnh khác sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng thành các bệnh nặng hơn, hiểm nghèo hơn.
Các bệnh tai mui hong do o nhiem moi truong là những bệnh rất thường gặp, đến nỗi người ta cứ nghĩ đó là thứ bệnh chẳng đáng kể, bị vài ngày lại khỏi, khỏi vài bữa có bị lại cũng “không vấn đề”, nhưng thực ra, bệnh tai mũi họng lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh nguy hiểm vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh dễ trở nên mãn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì thế việc chú ý đến các bệnh liên quan đến tai mũi họng thường kỳ rất cần nên được chú trọng trong cộng đồng.
Các bệnh tai mũi họng gây ra rất nhiều cơn đau khó chiuh cho người bệnh
2. Cách phòng bệnh tai mũi họng từ tác nhân của ô nhiễm môi trường
Đối với viêm mũi xoang thì điều đầu tiên là vệ sinh mũi xoang sạch sẽ, súc rửa mũi (tự rửa hoặc đến bệnh viện), dùng nước muối sinh lý cứ 2-3h nằm nghiêng đầu qua một bên và xịt rửa mũi (nghiêng đầu sang phải thì xịt mũi trái và ngược lại), làm như vậy sẽ giúp cho mũi liên tục thông thoáng.
Bên cạnh đó, đeo khẩu trang than hoạt tính khi ra ngoài đường, uống đủ nước (tối thiểu 2 lít), thể dục đều đặn, ăn nhiều rau củ quả tươi, ngủ thẳng ngủ sâu giấc (đối với người bị trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên trái, đối với người bị bệnh tim mạch thì nên nằm nghiêng bên phải).
Hãy trồng cây xung quanh nhà để chống những bệnh nguy hiểm
Để phòng ngừa bệnh tai mũi họng, bước đầu tiên là tìm hiểu về nguy cơ ô nhiễm không khí ở nơi mình sống. Sau đó, bạn có thể thay đổi hành động của mình để giảm tác động của ô nhiễm đối với cơ thể: Người lớn cần chú ý luôn ăn sạch, uống sạch và vệ sinh mũi hàng ngày để làm sạch các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, bụi bặm, các tác nhân gây dị ứng … để ngăn ngừa các bệnh về mũi xoang, cũng như giảm số lần và mức độ viêm mũi, viêm xoang trong năm. Cần chú trọng tăng cường vệ sinh mũi hàng ngày sau khi đi ngoài đường về, hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, khói bụi, sau khi bơi lội, sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi ngủ.
>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng – khởi đầu của nhiều bệnh
Với trẻ em sức đề kháng yếu ớt, dễ mẫn cảm, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống nhiều nước và tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường bụi bặm và khói thuốc. Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên thường xuyên rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác vệ sinh mũi hàng ngày sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
Cần tăng cường ăn những thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tai mũi họng
Giữ cơ thể sạch sẽ từ lâu đã trở thành nhu cầu và thói quen của mọi người, tuy nhiên, chúng ta chỉ giữ vệ sinh và làm sạch ở những bộ phận mà mắt thường dễ quan sát thấy như gương mặt, mái tóc, tay chân... mà bỏ sót những bộ phận rất quan trọng khác, đặc biệt là mũi.
Bảo vệ niêm mạc mũi khỏi sự tấn công của bụi bẩn và vi trùng từ không khí, giữ sạch sẽ sau khi tiếp xúc với khói bụi ngoài đường là việc làm cần thiết để chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình là điều mà các chuyên khoa tai mũi họng khuyên chúng ta. Có thể bạn chưa biết, các bệnh viêm đường hô hấp nếu không được quan tâm sớm và triệt để sẽ trở thành mãn tính, thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Tai-mũi-họng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột. Do điều trị kéo dài không khỏi, lạm dụng kháng sinh quá nhiều, không được tư vấn vệ sinh mũi họng tối thiểu, môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, kể cả các em phải “hút thuốc lá thụ động”.
Bệnh có thể tự khỏi nếu không bị bội nhiễm nên các bậc cha mẹ thường chủ quan. Ít ai biết được rằng, bệnh ở tai mũi họng lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em.
Trẻ bị điếc
Trẻ bị điếc tùy theo mức độ nặng hay nhẹ thường có biểu hiện chậm nói, phát âm không rõ hoặc không thể phát âm được.nguyên nhân làm trẻ bị điếc có thể do bẩm sinh, di truyền, bị viêm tai nhưng chữa trị nửa chừng không dứt, hoặc nghe loa quá to..
Tai bị chảy mủ
Nhĩ của bé có thể tự thủng và mủ theo đó mà chảy ra ngoài, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và điều trị. Trong thời gian điều trị, bé phải gài trong tai một ống thông. Sau nhiều lần được cho uống thuốc kháng sinh, tai không có mủ nữa nhưng lại có một thứ nước sền sệt. Nếu hiện tượng này kéo dài, bé sẽ bị giảm thính lực.
Viêm tai giữa
Y học hiện đại chia bệnh viêm tai giữa thành 2 loại là viêm tai giữa nguy hiểm và viêm tai giữa không nguy hiểm biểu hiện của bệnh là trẻ kêu đau tai, sốt cao, chảy nước tai (chảy dịch, chảy mủ). Ngoài ra, có những trẻ còn kèm theo viêm mũi, chảy nước mũi. Với bệnh này, trẻ cần phải được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây thủng màng nhĩ, từ đó, làm trẻ nghe kém và ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt sau này của bé.
Viêm amidan
Viêm Amidan là nhóm bệnh rất hay gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi. Bệnh có thể gặp dưới 2 dạng là viêm amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây nên ngoài ra còn có những yếu tố thuận lợi khác như cơ địa tạng tân, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, kém dinh dưỡng…
Viêm va
Viêm va là nhóm bệnh đứng hàng đầu trong các viêm nhiễm tai mũi họng ở trẻ em (khoảng 40% số trẻ dưới 5 tuổi). Viêm va được chia thành 2 loại là viêm va cấp tính và viêm va mạn tính. Bệnh viêm va cấp tính thường hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 – 4 tuổi. Khi bị viêm va cấp tính trẻ thường có triệu chứng: sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn, có khi ỉa chảy hoặc nôn trớ. Với bệnh viêm va mạn tính, trẻ thường có các biểu hiện như: ngạt mũi, ngạt cả hai bên mũi, ngày càng tăng có khi làm cho trẻ phải há mồm để thở do tiết nhầy; chảy dịch mũi kéo dài hàng tháng (thò lò mũi xanh) gây viêm mũi, có khi viêm loét tiền đình mũi; trẻ không sốt, cơ thể phát triển chậm so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, hay ốm vặt, sốt vặt. Người gầy mảnh khảnh, đêm ngủ không yên giấc, hay giật mình hoảng sợ, ngủ ngáy to, hay đái dầm. Trẻ đãng trí, kém tập trung tư tưởng do nghễnh ngãng và do thiếu oxy não kéo dài.
Viêm xoang mũi
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang như: do nhiễm vi khuẩn, virus (nhiễm khuẩn do trẻ bị viêm họng, viêm va, viêm amidan, viêm mũi, viêm lợi, viêm tủy răng…), nấm, do dị vật (gặp viêm xoang một bên ở trẻ), dị ứng, chấn thương, trào ngược dạ dày thực quản. Một số yếu tố thuân lợi làm trẻ dễ bị viêm mũi xoang hơn như điều kiện sống, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi, khói, bụi… khi bị viêm mũi xoang trẻ có các triệu chứng như: nhiễm trùng rõ rệt, sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, kém ăn…
Viêm mũi dị ứng
Thường xảy ra do chuyển đổi thời tiết với các triệu chứng thường gặp là hắc hơi, chảy nước mũi trong, bé mệt mỏi, lừ đừ quấy khóc, mất ngủ do mũi bị nghẹt.Với những thông tin bổ ích trên, có lẽ giờ đây các bậc làm cha mẹ cũng đã hiểu rõ hơn các bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Do vậy, việc chăm sóc cho trẻ hết sức quan trọng để các em có một cơ thể khỏe mạnh. Khi thấy các em có triệu chứng bất thường về tai mũi họng, cách tốt nhất các bậc cha mẹ nên dẫn trẻ thăm khám nha khoa uy tín để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giữ tai mũi họng an toàn và không mắc bệnh.
Nguồn Internet