Tin trong nước
Chuyên khoa tai mũi họng tư vấn bệnh tai mũi họng cho trẻ phần 2
2. Các bệnh về họng thường gặp phổ biến
- Thưa bác sĩ, cháu nhà tôi 5 tuổi từ khi đi học mẫu giáo tại trường cháu rất dễ lây bệnh từ các bạn cùng lớp. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách phòng tránh. Cảm ơn bác sĩ! (Lan Anh, 36 tuổi, Hà Nội).
Hãy phòng tránh bệnh tai mui hong cho trẻ hằng ngày
Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Xương, chuyen khoa tai mui hong tu van :
Chào bạn,
Sau 4 tuổi, trẻ không còn nhận được hỗ trợ miễn dịch từ sữa mẹ, mà phải tự chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Trẻ đi học thường ốm do môi trường thay đổi đột ngột, dễ lây bệnh từ người khác do tiếp xúc với quá nhiều bạn học. Thông thường, trẻ có thể ốm nhiều đợt suốt 2-3 tháng đầu đi học.
>>Xem thêm: Bệnh viêm họng là bệnh lý về tai mũi họng
Khi trẻ ốm, nên cho trẻ đi khám để chữa trị khỏi. Trẻ khỏe mạnh có thể ốm một tuần, có trẻ bệnh cả tháng. Sau khi trẻ hồi phục, nên tiếp tục cho trẻ đi học, bởi cha mẹ không thể giữ con mãi ở nhà. Hơn nữa, đi học tạo cơ hội cho trẻ tôi luyện hệ miễn dịch tự nhiên.
Cha mẹ nên bổ dung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, xây dựng chế độ ăn ngủ, tập luyện khoa học, có thể dùng văcxin khô dự phòng nhiễm trùng hô hấp...
- Thưa bác sĩ, mùa này thời tiết lạnh nhưng các cháu nhà tôi rất thích tham gia hoạt động ngoài trời. Theo bác sĩ tôi có nên hạn chế các cháu ra ngoài vào những hôm trời lạnh không? Và nên chuẩn bị những gì để các cháu không bị nhiễm bệnh đường hô hấp? (Khánh Ngọc, 39 tuổi, Hà Nội).
Hãy dẫn trẻ đi khám ngày khi trẻ có các dấu hiệu về tai mũi họng
Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Xương, chuyên khoa tai mũi hong tư vấn :
Chào bạn,
Cha mẹ đừng ngần ngại cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, thậm chí khi trời tiết lạnh. Ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, mùa đông lạnh đến -46 độ, cha mẹ vẫn cho trẻ đi học, ra ngoài đường vui chơi, ném tuyết. Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển thể chất, tư duy, trí tuệ, nhân cách... Tuy nhiên, trẻ không nên vận động quá sức.
Nên cho trẻ mặc ấm, nhưng khi trẻ vận động nóng, toát mồ hôi, nên cởi bớt trang phục. Cha mẹ cũng cần lưu ý nên cho trẻ uống đủ nước trước và sau lúc vận động để bù đắp lượng mồ hôi mất đi. Ngoài ra, nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
- Con trai em hiện 9 tuổi, rất hay bị viêm xoang. Cháu đã uống nhiều thuốc kháng sinh, chữa ở mọi nơi nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi bác sĩ có thể cho cháu chuyển sang dùng thuốc Đông y được không ạ? (Nguyễn Thị Lan, 32 tuổi, Lê Lợi – Hà Đông).
- Bác sĩ Đỗ Hồng Diệp:
Chào bạn,
Viêm mũi xoang là một trong những bệnh viêm đường hô hấp hay gặp ở trẻ. Có những yếu tố thuận lợi gây viêm xoang như viêm mũi dị ứng, viêm VA hay dị hình giải phẫu trong hốc mũi... Cần tìm hiểu căn nguyên gây bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Một số thuốc Đông y trên thị trường hiện nay có tác dụng co hồi cuốn mũi, giúp dẫn lưu dịch mũi xoang tốt hơn trong thời gian ngắn, tuy nhiên, không nên dùng kéo dài vì có thể gây viêm mũi do thuốc.
Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi trẻ bệnh
3. 10 gợi ý ngừa bệnh do bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khuyên
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì càng lâu càng tốt đến 2 tuổi.
- Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời hoặc đến lớp, ngay cả khi trời lạnh để tôi luyện hệ miễn dịch.
- Rửa mũi cho trẻ sau khi ra ngoài về theo đúng hướng dẫn bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng: cho trẻ nằm ngiêng, đầu thấp mông cao, xịt rửa mũi bên trên để chảy tự nhiên xuống mũi dưới.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, thơm má, ho gần trẻ, trẻ đi đường nên đeo khẩu trang phòng bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
- Nên cho trẻ mặc ấm, nhưng khi trẻ vận động toát mồ hôi, nên cởi bớt trang phục.
>>Xem thêm: Các bệnh tai mũi họng do thời tiết
- Trẻ nên được ăn dặm đủ chất sau 6 tháng, bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi vận động.
- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ, có thể dùng văcxin khô dự phòng nhiễm trùng hô hấp.
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ, có thể dùng văcxin khô dự phòng nhiễm trùng hô hấp.
- Nếu trẻ có tần suất ho, sổ mũi nhiều và kéo dại, nên cho trẻ đi khám nội soi tai mũi họng để đánh giá tình trạng amidan và VA quá phát.
- Trẻ viêm mũi họng nên điều trị ngay và dứt điểm, tránh để bệnh nặng gây biến chứng, tránh tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng kháng sinh bừa bãi.
1. Sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức vùng quanh mũi của trẻ
Trong điều kiện môi trường ô nhiễm như hiện nay, rất nhiều người mắc phải bệnh viêm xoang, thậm chí ngày cả những em bé trong độ tuổi từ 10-15 cũng đã mắc phải căn bệnh khó chữa này. Nếu gặp phải những dấu hiệu trên đây thì chắc chắn rằng bạn đang bị viêm xoang. Đây là căn bệnh về tai mũi họng khá phổ biến với những triệu chứng rất dễ thấy và gây khó chịu cho bệnh nhân. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Bệnh viêm xoang khi còn ở thể nhẹ thường khó phát hiện vì nó hầu như không có biểu hiện rõ rệt, nên thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng hay nhiễm siêu vi. Tuy nhiên nếu nặng hơn, bệnh có thể gây ra một trong các triệu chứng như đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch, xưng mũi. Điều này là một trong những nguy cơ để các trẻ lây bệnh cho nhau khi tiếp xúc dịch của bệnh nhân bị bệnh.
2. Hắt hơi, sổ mũi liên tục kèm đau họng
Nếu đột ngột bạn liên tục hắt hơi, sổ mũi và nói bằng giọng mũi thì khi đó bạn đã bị cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh thường khiến cho nước mũi chảy nhiều hơn, nếu bị nặng thì nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng.
Bệnh cảm lạnh không gây đau nhức cơ thể như cảm cúm nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy không thoải mái, khó chịu với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, trong một số trường hợp nặng có thể sẽ kèm đau họng và đau tai. Đây chính là một trong 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám tai mũi họng ngay lập tức.
3. Sốt cao đột ngột kèm cảm giác đau rát họng, nuốt vướng
Khi cơ thể bỗng xuất hiện tình trạng sốt cao đột ngột, cảm thấy đau rát ở họng, khi nuốt thấy vướng ở cổ kèm các biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhức đầu,… thì rất có thể bạn đã bị viêm amidan. Khi bị viêm amidan, khu vực tại vị trí của amidan sẽ bị sưng tấy, đỏ và trong một số trường hợp sẽ có mủ ở vùng cuốn họng.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy cổ họng của mình bị đau rát và khó khăn khi nuốt. Nguyên nhân của tình trạng này là do amidan gia tăng kích thước khi bị viêm khiến chúng ta cảm thấy vướng víu, gây cản trở trong việc ăn uống. Bên cạnh đó, khi nuốt và ho, bệnh nhân có cảm giác đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên tai và đau buốt. Khi viêm amidan, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng khi tổ chức với biểu hiện là khó thở và ngáy to vào ban đêm.
4. Đau họng, ngứa họng, ho khan đôi khi có đờm
Đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy bạn đang bị viêm họng mãn tính. Đây là một căn bệnh gặp nhiều khó khăn để có thể chữa hết hẳn. Dấu hiệu đầu tiên báo hiện bệnh viêm họng mãn tính là ho, cơn ho thường kéo dài dai dẳng và xuất hiện nhiều về đêm. Sau những cơn ho sẽ dẫn đến tình trạng đau họng âm ỉ gây khó chịu, bạn chỉ cần nuốt nước bọt là thấy đau tức và rát họng.
Nếu người bệnh bị viêm họng do dị ứng thì sẽ cảm thấy họng ngứa khó chịu như mắc phải vật gì đó trong họng và chỉ muốn khạc ho để đẩy dị vật ra bên ngoài, cảm giác rất khó chịu và làm cho trẻ khóc thét lên. Bên cạnh cảm giác ngứa, đau rát họng và ho khan, nếu xuất hiện đờm xanh thì bạn đã bị viêm họng mãn tính do bội nhiễm vi khuẩn còn là đờm trắng thì bị viêm họng do siêu vi và nhiều căn bệnh khác nữa.
5. Đau tai, thính giác bị giảm đồng thời xuất hiện chất lỏng thoát ra từ tai
Đây là một trong 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi đến các trung tâm y tế tai mũi họng ngay bởi khi tai gặp phải dấu hiệu này thì có nghĩa là bạn đã bị viêm tai giữa rồi đấy. Ở trẻ em, bệnh viêm tai giữ là một bênh rát nguy hiểm bởi sẽ ảnh hưởng đến sự phát trẻ trong quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức xung quanh của trẻ.
Viêm tai giữa là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu thường gặp ở trẻ em. Bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện và điều trị sớm thì rất nhanh khỏi nhưng khi để bệnh kéo dài dai dẳng thì có thể biến chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mãn gây thủng màng nhĩ hay viêm xương chũm.
Trên đây là 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám tai mũi họng ngay bởi đều chúng đều là những triệu chứng của các bệnh thường gặp về tai mũi họng. Khi bắt gặp một hoặc một số dấu hiệu ở trên, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để được thăm khám kịp thời nhằm tránh tình trạng để bệnh nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các cha mẹ cũng cần đề phòng cho trẻ những căn bệnh khác có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của trẻ như tiêu chảy.
Nguồn Internet