Tin trong nước
Chuyên khoa tai mũi họng tư vấn bệnh tai mũi họng cho trẻ phần 1
1. Các bệnh về tai trẻ thường mắc phải
- Làm sao để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh? Tôi vẫn đang dùng nước muối sinh lý để lau tai thôi chứ không ngoáy vào bên trong. Hiện tôi ở bên Nga, bác sĩ bên đó có bảo không dùng natri clorid 0.9% để nhỏ mũi cho trẻ con vì có chứa muối. Thế là đúng hay sai? (Trần Mai Chi, 29 tuổi, Liên Bang Nga).
Nước muối sinh lý có thể nhỏ mũi cho trẻ khi có các dấu hiệu ở mũi như chảy dịch mũi
- Bác sĩ Đỗ Hồng Điệp, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tư vấn:
Chào bạn,
Ráy tai là tổ chức bã được tiết ra hàng ngày ở ống tai ngoài (có ráy tai khô hoặc ướt). Bạn nên vệ sinh cửa tai cho bé bằng tăm bông phù hợp với lứa tuổi khoảng 2-3 ngày một lần, tránh để nước vào tai. Không nhỏ nước muối vào ống tai nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyen khoa tai mui hong tu van hoặc nếu bạn có thắc mắc thì vui lòng gửi câu hỏi qua khám bệnh qua mạng . Đặc biệt bạn không nên cho trẻ tự ý đưa tăm bông vào sâu trong ống tai, vì có thể đẩy ráy tai vào sâu phía trong, thậm chí làm tổn thương thành ống tai và màng nhĩ.
Những chấn thương thường gặp nhất do tăm bông:
a. Cảm giác như có thứ gì kẹt lại trong tai: 30%
b. Thủng màng nhĩ: 25%
c. Tổn thương phần mềm: 23%)
d. Các chấn thương hiếm gặp khác gồm mất thính lực hay tổn thương xương tai gây mất thăng bằng, cảm giác vật lạ là thường gặp nhất ở trẻ 8 -17 tuổi, trong khi thủng màng nghĩ lại thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi.
Đây là bệnh về tai do vật lạ chui vào rất hay gặp ở trẻ em
- Cách đây 1 tháng, con tôi đang chơi thì bị 1 con vật lạ chui vào tai, đi bác sĩ lấy ra nhưng đến nay cháu vẫn chưa hết đau. Xin hỏi bác sĩ cách chữa khỏi bệnh về tai do dị vật lạ chui vào. (Chị Yến , TPHCM, 43 tuổi)
Chào bạn,
Đây là bệnh trẻ em, rất hiếm ở người lớn. Trẻ độ 2 – 3 tuổi, sau khi chơi đồ chơi nhỏ như mảnh giấy, mảnh bông, hột tiêu, hột đậu xanh, trẻ thường bỏ vào tai của mình, hoặc bỏ vào tai bạn mình ở các nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trẻ thường không báo cho gia đình, đây là bệnh phát hiện ngẫu nhiên. Dị vật tai không di động được chia ra làm hai loại: loại dị vật giẹp như mảnh giấy, mảnh mica, mảnh mousse, mảnh bông gòn, và loại dị vật tròn như hột tiêu, hột chuỗi, hột đậu xanh, viên bi xe đạp…
Đối với dị vật giẹp, dị vật không thể vào sâu, dị vật lấp ló ở cửa ống tai, có thể kẹp em bé cho chắc, lấy nhíp bếp gắp dị vật ra dễ dàng, không cần phải đi bệnh viện xin gắp ra. Đối với dị vật tròn, dị vật có thể vào sâu hơn, cho bệnh nhân nghiêng đầu, tai có dị vật ngó xuống đáy, lắc mạnh đầu, dị vật có thể rớt ra. Nếu không thành công, nên kềm trẻ cho chắc, lấy móc tai móc từ đầu trong dị vật ra. Nếu không thành công, không nên quyết tâm lấy ra cho bằng được, nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tư vấn.
Kiến vào tai là bệnh thường gặp ở thành phố cũng như ở nông thôn
Kiến vào tai là bệnh thường gặp ở thành phố cũng như ở nông thôn, ở người lớn cũng như ở trẻ em. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai có con kiến ngó trên trần nhà, nhỏ nước ấm 370, 3705 vào tai đúng cách (xem “Nhỏ tai đúng cách” trong trang 69),con kiến sẽ trồi lên, và bò ra ngoài. Ở nông thôn, nơi có nhiều ruộng lúa, trong lúc tuốt lúa, hột lúa có thể văng vào ống tai.
Trẻ em cũng như người lớn đều bị bệnh này, ban đầu hột lúa không thể nào vào sâu, thấy lấp ló ở cửa ống tai ngoài. Không nên dùng kẹp để gắp ra. Đầu hột lúa khá trơn, không kẹp được, hột lúa sẽ bị đẩy dần vào trong, gây thủng nhĩ và nằm trọn trong tai giữa. Phải đưa vào bệnh viện mổ lấy ra. Khi hột lúa còn ở mấp mé ống tai, dùng bơm tiêm 5cc hoặc 10cc, hút lấy nước ấm sạch bơm thẳng vào ống tai. Nước sẽ ra ngoài, và lôi hột lúa ra một cách dễ dàng.
2. Các bệnh về họng thường gặp phổ biến
- Bác sĩ cho hỏi, bé nhà cháu gần 3 tuổi. Mặc dù đi ra ngoài hay đi học vẫn được mặc ấm, đeo khẩu trang và thường xuyên cho đi tất chân. Nhưng cháu vẫn hay bị ho, viêm họng (ho khan, ít đờm). Đêm ngủ thì cháu được đắp chăn nhưng hay đạp chăn ra, bố mẹ vẫn thỉnh thoảng đắp lại cho cháu. Như vậy liệu do cháu nằm ngủ hay đạp chăn ra như vậy nên hay bị ho, viêm họng hay bị ảnh hưởng bởi vấn đề nào khác (không khí, khói bụi...)? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Hạnh, 34 tuổi, 10A, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội).
- Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Xương - Trưởng khoa chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện Nhi Trung ương:
Chào bạn,
Trẻ 3 tuổi rất dễ mắc các bệnh viêm amidan. Khi amidan và VA quá phát sẽ gây cản trở đường thở, khiến trẻ phải thở bằng miệng. Không khí qua mũi thường ấm và sạch hơn qua đường miệng. Khi đường thở bằng mũi bị cản trở thì vi khuẩn hiếm khí phát triển mạnh hơn, dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ngoài ra, cơ địa dị ứng, hen phế quản tiềm tàng, tình trạng dinh dưỡng... cũng là những yếu tố nguy cơ có thể gây ho, viêm họng tái diễn. Bạn nên đến bác sĩ nội soi tai mũi họng để chẩn đoán đúng bệnh và nguyên nhân.
Các bệnh về tai mũi họng thường sẽ gay ảnh hưởng đến sinh hoạt vui chơi của trẻ
- Bé nhà tôi 7 tuổi, thường xuyên sưng amidan, có nên đi cắt không? (Ngọc Trà, 39 tuổi, Phố Xốm – Ba La – Hà Đông – Hà Nội)
Bác sĩ nội trú Đỗ Hồng Điệp:
Chào bạn,
- Chỉ định cắt amidan/ nạo VA gồm 2 nhóm:
Nhóm 1: Amindan quá phát gây các triệu chứng tắc nghẽn: ngủ ngoáy to, kèm dấu hiệu khó thở tắc nghẽn đường hô hấp trên khi ngủ, gây khó khăn trong việc nói và ăn uống. Nếu VA to thì gây ngạt mũi kéo dài.
Nhóm 2: Gây nhiều đợt viêm tái diễn trong năm hoặc gây các biến chứng gần (viêm tai giữa, viêm mũi xoang nhiều đợt...) hoặc biến chứng xa (viêm cầu thận do liêm cầu).
Nếu con bạn thường xuyên có dấu hiệu tắc nghẽn do amidan quá phát thì cần khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được chuẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
- Thưa bác sĩ, với các bé dưới một tuổi làm sao để giảm và phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Xin cảm ơn! (Đỗ Thị Anh Trang, 29 tuổi, Quảng Ngãi).
Con bạn thường xuyên có dấu hiệu tắc nghẽn do amidan quá phát thì cần khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
- Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Xương :
Chao bạn,
Nếu bú mẹ, trẻ sẽ được kế thừa lượng kháng thể dồi dào qua sữa mẹ, bạn nên duy trì cho bé bú mẹ, tốt nhất là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến 2 tuổi. Trẻ cũng nên được ăn dặm đủ chất sau 6 tháng và tiêm chủng đầy đủ.
Trẻ bụ bẫm hay được các ông bố bà mẹ đưa con đi chơi, mang khoe, thơm má. Tôi thường xuyên gặp trường hợp bố mẹ sáng đưa con đi chơi, tối đưa con đến viện thăm khám. Vì vậy, lưu ý nên giữ gìn trẻ khi đi ra đường, rửa mũi sau khi ra ngoài về theo đúng hướng dẫn y tế và hãy gửi câu hỏi để chúng tôi có thể tư vấn bệnh về tai mũi họng cho bạn được chi tiết hơn. Cụ thể, cho trẻ nằm ngiêng, đầu thấp mông cao, xịt rửa mũi bên trên để chảy tự nhiên xuống mũi dưới.
1. Ba cơ quan tai mũi họng
Tai, mũi, họng là ba cơ quan thông trực tiếp với nhau và tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên thường bị viêm nhiễm khi có sự thay đổi về thời tiết hay ô nhiễm. Hãy cũng nhau tìm hiểu và nâng cao kiến thức cơ bản về tai, mũi, họng giúp đề phòng và điều trị kịp thờ các bệnh lý liên quan.
Tai: Đôi tai là một bộ phận quan trọng trên cơ thể, không chỉ được sử dụng để nghe mà còn mang yếu tố thẩm mỹ. Vì vậy, chúng ta cần biết cách vệ sinh tai để đảm bảo đôi tai luôn sạch sẽ.Để vệ sinh tai đúng cách từ bên ngoài, chúng ta có thể dùng khăn mềm ẩm để kì cọ mỗi ngày, sau đó thấm sạch sẽ bằng tăm bông, đồng thời dùng ngón tay nhẹ nhàng massage vành trước và vành sau tai trong khoảng 15 phút để thư giãn.
Bên cạnh cách vệ sinh tai bên ngoài thì việc bảo vệ nó từ bên trong đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến việc bạn có một đôi tai khoẻ mạnh hay không. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khoẻ thì tiếng ồn là yếu tố gây hại nhất đối với chức năng hoạt động của đôi tai, vì thế chúng ta nên hạn chế tối đa tiếp xúc với tiếng ồn lớn, không nên đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài. Tạo không gian yên tĩnh trong gia đình để đôi tai được nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ sau những giờ lao động căng thẳng, mệt mỏi.
Mũi :là cửa ngõ của đường hô hấp, nên đây cũng là cơ quan đầu tiên phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết lúc giao mùa. Bên cạnh đó, mũi còn đối mặt với các tác nhân gây bệnh do ô nhiễm không khí và khói bụi. Việc vệ sinh mũi hàng ngày làm giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm. Chúng ta nên đeo khẩu trang khi đi đường, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi bằng cách xịt mũi. Xịt mũi 2-3 lần mỗi ngày, sau khi tiếp xúc với khói bụi, bơi lội, trước khi ngủ.
Họng: cũng là nơi tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, việc giữ vệ sinh vùng này cũng cần thiết để phòng tránh bệnh. Chúng ta nên đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, kèm theo đó là súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng đang có mặt trên thị trường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và có hơi thở thơm tho, tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.
2. Cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Đối với người lớn tuổi, để phòng ngừa bệnh tật nói chung và TMH nói riêng, điều quan trọng là luôn giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái. Bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, tăng cường vệ sinh tay. Đối với người mắc bệnh mạn tính, nên trợ giúp tống xuất đàm, tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Đồng thời nên khám tổng quát 6 tháng 1 lần để tầm soát và chữa trị kịp thời nếu phát hiện bệnh lý. Khi xuất hiện các triệu chứng của viêm tai mũi họng như ho có đàm, sổ mũi,…nên sử dụng các phương pháp điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng. Trên thị trường có các thuốc ho long đàm chứa N-actylcystein có hình lá phổi dạng gói thuận tiện cho trẻ nhỏ hoặc người già, trong khi đó dạng viên thích hợp cho trẻ lớn hơn và người lớn.
a. Tăng sức đề kháng: Những căn bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng luôn là các bệnh mà trẻ dễ gặp phải. Và cách tốt nhất để có thể phòng tránh bệnh tai mũi họng cho trẻ đó chính là các bậc cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để làm được điều đó, đầu tiên các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước và tuyệt đối tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm và khói thuốc. Trong các bữa ăn của trẻ, cần cung cấp những chất bổ dưỡng như sữa, thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả…. Nên khuyến khích và động viên trẻ ăn chứ không nên dỗ dành bằng những đồ ngọt không tốt cho tiêu hóa của bé.
b. Các phương pháp phòng bệnh khác: Bên cạnh đó, các cha mẹ cũng cần đề phòng cho trẻ những căn bệnh khác có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của trẻ như tiêu chảy. Để làm được vậy, nên giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách cho trẻ rửa tay chân thường xuyên, giữ vệ sinh thực phẩm, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ. Vào những khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc các bệnh về mũi họng.
Cùng với đó, các bậc cha mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa, luôn giữ nhà của thông thoáng và tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như quần áo bẩn…. Rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đánh răng, rửa mặt, súc miệng thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
c. Tránh các thói quen không tốt cho sức khỏe: Không để trẻ ngoáy mũi thường xuyên khi trẻ bị viêm mũi, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm mũi, chảy mũi cần phải xì mũi thường xuyên để mũi thông thoáng và trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Bởi nếu để trẻ ngoáy mũi nhiều sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mũi, vỡ mạch máu và gây chảy máu khiến cho mũi bị nhiễm khuẩn.
Nên sử dụng các dung dịch vệ sinh mũi giúp làm sạch mũi của trẻ. Đây chính là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh về mũi, họng đặc biệt với môi trường ngày càng bị ô nhiễm hiện nay. Có thể cho trẻ dùng dung dịch nước biểu sâu để làm sạch mũi thường xuyên.
d.Phương pháp điều trị: Các bậc cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viên khi có triệu chứng để có thể phát hiện các bệnh về tai mũi họng và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, khi trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng, cha mẹ nên đưa trẻ đi điều trị dứt điểm vì với những bệnh này, nếu điều trị không dứt khoát, cho ngừng uống thuốc sớm sẽ rất dễ gây nên tình trạng lờn thuốc ở trẻ và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Do vậy, khi trẻ bị bệnh phải điều trị đủ liều, đủ thời gian theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Ví dụ như với trẻ nhỏ 2-7 tuổi, khi bị ho có đàm có thể sử dụng dạng gói N-acetylcystein 200mg có hình lá phổi uống 2 lần 1 ngày, sáng trước khi tới trường và tối sau khi tan trường, đảm bảo tuân thủ đủ liều cho trẻ.
Nguồn Internet