Tin trong nước
Bệnh viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm về tai mũi họng
>>Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai mũi họng
Tình tràng nghe kém ngày càng nghiêm trọng
Triệu chứng phổ biến của viêm tai giữa
Tình tràng nghe kém ngày càng nghiêm trọng, thường than phiền có cảm giác đầy tai, ngứa tai(có khi xuất hiện trước khi phát hiện có dịch và chất lỏng nhầy trong tai giữa). Các triệu chứng ít gặp hơn: ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Khám: soi tai thấy màng nhĩ:
+ Đỏ, sung huyết giai đoạn đầu.
+ Đục ở giai đoạn bưng mủ, màng nhĩ có thể phồng và sưng tấy, và lớp thượng bì có thể trông giống như bị phỏng đỏ lên.
+ Trong giai đoạn thủng nhĩ, bệnh nhân thường giảm sốt và bớt đau tai, dịch tai chảy ra thường là mủ, cũng có khi giống như nước hoặc có máu. Hút sạch mủ sẽ thấy màng nhĩ thủng , thường ở vị trí phía sau hoặc phía dưới của ống tai.
Viêm tai giữa điều trị sớm và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn
Tác hại của viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa điều trị sớm và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn không để lại bất cứ di chứng nào nếu không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp tính, thủng màng nhĩ hoặc viêm tai giữa mạn tính, liệt mặt, liệt cơ mặt, nghe kém hoặc điếc có thể ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ em hoặc gây mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Gây mất thính lực lâu dài: Nguy cơ mất khả năng nghe chiếm tỷ lệ rất cao khi bệnh viêm tai giữa tiến triển ở mức độ nặng. Lúc này, mặc dù nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần dần bị hết đi nhưng nước này cũng có thể vẫn tồn tại nơi tai giữa và sau một thời gian dài có thể dẫn đến phá hư màng nhĩ hay chuỗi xương dẫn âm thanh, gây điếc vĩnh viễn.
– Gây thủng màng nhĩ: Trong thời gian tai bị viêm, nước nhầy và cả mủ có thể sẽ tích tụ rất nhiều ở trong tai giữa và đè lên màng nhĩ, không được giải phóng ra ngoài nên phải tự rách để mủ chảy ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tai dữ dội. Nếu như màng nhĩ bị rách nhiều lần và không lành hẳn sẽ gây thủng. Trường hợp này cần phải mổ để có thể vá lại.
– Viêm xương chẩm: Biến chứng viêm tai giữa phổ biến đang có tốc độ lan rộng cho người có chứng bệnh về tai và không thể không đề cập đến đó là viêm xương chũm. Khi việc điều trị viem tai giua không được thực hiện sớm có thể khiến bệnh lan vào xương, gây tình trạng viêm tai xương chũm (đó là một phần của xương thái dương và hộp sọ). Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới các biến chứng nội sọ như viêm màng não hay áp xe não, làm tăng nguy cơ tử vong nếu xử lý chậm trễ.
Gây mất thính lực lâu dài
Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Nguy hiểm hơn là biến chứng nội sọ như viêm màng não, viêm não, áp xe não, tắt mạch máu naofxo, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên... dễ gây tử vong.
Điều trị viêm tai giữa
Tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh mà có hướng điều trị thích hợp, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị với kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tai. Trong trường hợp màng nhĩ thủng và có mủ bên trong, vấn đề vệ sinh tai và rửa tai mỗi ngày là điều rất quan trọng.
Trích rạch màng nhĩ hay đặt ống thông nhĩ khi cần thiết (trong trường hợp bị biến chứng tụ mủ ở xương thái dương, bệnh nhân cần được dẫn lưu mủ lâu hơn, cần đặt ống thông màng nhĩ, thường làm dưới dạng gây mê. Đặt ống thông nhĩ còn được chỉ định trong trường hợp viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần).
Triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh
Nhờ có nhiều kháng sinh hiệu quả, ngày nay viêm tai giữa cấp thường ít dẫn đến biến chứng. Triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh. Dịch tai giữa ngược lại có thể tồn tại kéo dài dù được điều trị đầy đủ có thể chuyển thành viêm tai giữa tiết dịch trung gian, nghe kém. 70% còn dịch tai giữa sau 2 tuần; 50% sau 1 tháng; 20% sau 2 tháng và 10% sau 3 tháng.
Bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú với kháng sinh uống, được dặn tái khám ngay nếu triệu chứng không giảm sau 48 – 72 giờ hoặc triệu chứng nặng hơn, đe dọa có biến chứng. Bệnh nhân có biến chứng cần được nhập viện điều trị tích cực và thường phải can thiệp phẫu thuật.
Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh lý về tai thường ít được quan tâm đến nhất trong các bệnh lý về tai mũi họng, thường bị bỏ qua. Trên thực tế, một số bệnh về tai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả nặng nề nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Tai là bộ phận rất quan trong trong hệ thống tai – mũi – họng và thường xuyên bị viêm nhiễm vì cấu tạo có những sợi lông mỏng, nhỏ bên trong tai dễ bị tổn thương. Trên thực tế, có nhiều người chưa thực sự quan tâm đến các bệnh về tai, thậm chí có những thói quen gây hại cho tai. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, các bệnh về tai gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể mất thính giác, đặc biệt với trẻ em.
1. Viêm tai giữa
Đây là một bệnh khá phổ biến, là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về tai, bệnh có ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ từ 6 – 18 tháng tuổi. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em rất đa dạng: chảy nước vào tai, ô nhiễm không khí, nhiễm lạnh…Ở người trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh: Do sự tổn thương của các niêm mạc trong tai, một số bệnh nội khoa như: hệ thần thực vật, thiếu máu não…
Viêm tai giữa không phải là bệnh nguy hiểm nếu bạn phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt, với trẻ em, việc hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh có ý nghĩa quan trọng sẽ đảm bảo sức khỏe “ thính giác” cho trẻ, bảo vệ tương lai phát triển học tập của trẻ. Thông thường, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu sưng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh triển nặng hơn, cần có sự can thiệp của phẫu thuật. Vì vậy khi có biểu hiện viêm, đau tai, nhất thiết phải đi khám để có hướng dẫn của bác sĩ.
2. Bệnh ù tai
Trong xã hội hiện đại với áp lực công việc, những tiếng ồn gây ra bệnh ù tai. Nếu như viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em, thì bệnh ù tai là một trong các bệnh về tai thường gặp ở người lớn và người cao tuổi. Bệnh ù tai là hiện tượng không nghe rõ những âm thanh bên ngoài hoặc thường xuyên cảm thấy có tiếng động, âm thanh lạ ở trong tai.
Một số nguyên nhân gây bệnh: Các tổn thương trong tai: viêm màng nhĩ ngoài, dáy tai nhiều gây tắc, dị tật ngoài tai xơ cứng tai…một số bệnh nội khoa: hệ thần kinh thực vật, thiếu máu não… Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đúng cách, lạm dụng các chất kích thich gây bệnh ù tai. Để hỗ trợ điều trị bệnh ù tai, trước hết bạn nên loại bỏ những tác nhân gây bệnh: tiếng ồn của môi trường, giảm bớt stress, tập yoga…Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy trợ thính.
3. Viêm tai ngoài
So với hai bệnh trên, thì viêm tai ngoài là bệnh ít gặp hơn. Với các triệu chứng ngứa nhưng không đau tai, viêm tai ngoài không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng gây ra nhiều phiền phức. Khi ống tai ngoài bị nhiễm vi khuẩn, virus, hay chấn thương, dẫn đến tình trạng viêm đau, bệnh nhân cần đi khám để có hướng hỗ trợ điều trị thích hợp, không được tự ý bỏ qua, hoặc dùng thuốc không theo chỉ định.
Nguồn Internet