Tin trong nước
Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và tránh ăn gì?
1. Các thực phẩm nên ăn
- Cá: Các nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá ngừ, cá hồi, và cá thu có thể làm giảm nguy cơ dị ứng phát triển.
- Sữa chua: Trong sữa chua có các vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp làm giảm phần nào các triệu chứng dị ứng phấn hoa ở trẻ em.
>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng
Những thức ăn nhanh giúp trị bệnh như tỏi, mật ong
-Các loại hạt: Đây là nguồn cung cấp magiê và vitamin E dồi dào cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy magiê giúp tăng cường chức năng phổi và cũng có thể chống lại triệu chứng thở khò khè ở những bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm phổi.
-Vitamin E có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên, và bệnh cảm lạnh thông thường. Vitamin E là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do có thể gây tổn thương mô gây viêm, dị ứng và hen suyễn.
-Táo, cam và cà chua: Ba loại quả này chứa rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa hiệu quả. Không chỉ có thế, các loại quả này đã giúp chống lại bệnh dị ứng và hen suyễn. Điều này rất đáng quan tâm bởi gần một nửa số người bị bệnh hen suyễn cũng bị dị ứng khác và bị đi ứng với các thành phần của thức ăn.
-Nho: Vỏ nho đỏ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và chất resveratrol, giúp giảm viêm trong cơ thể, chống lại triệu chứng của dị ứng mũi và thở khò khè.
-Đồ ăn ấm, nóng: Khi bạn thưởng thức một tách trà hoặc ăn súp gà, nước ấm giúp thông đường hô hấp của bạn, giúp cho nước mũi dễ dàng được đẩy ra.
2. Các thực phẩm không nên ăn
a. Thực phẩm gây dị ứng
Một số người có cơ địa dị ứng thường khi ăn hải sản, hoặc các thực phẩm cay nóng rất dễ bị dị ứng. Phát ban, sưng mũi, nghẹt mũi hay hắt hơi,… “biểu tình” rầm rộ lúc này. Do đó, hãy thăm khám nếu bạn nhận thấy các triệu chứng này khi ăn loại thực phẩm nào đó.
Một số loại trái cây và rau quả
Thực phẩm gây dị ứng : Những thức ăn nhanh gây dị ứng thức ăn như đậu phộng, hoặc dâu tây, hoặc bất cứ loại thực phẩm nào khác có thể gây ra các triệu chứng như phát ban hoặc sưng. Tuy nhiên, ở một số người, dị ứng thức ăn có thể gây ra triệu chứng ở mũi, giống như nghẹt mũi. Nếu bạn nhận thấy việc ăn loại thực phẩm nào đó gây sưng viêm mũi, thì bạn hãy hỏi bác sĩ đang điều trị hoặc bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm.
Một số loại trái cây và rau quả: Một số loại trái cây và rau quả chứa protein rất giống với những tác nhân có thể gây dị ứng trong phấn hoa. Vì vậy, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa thì những loại thực phẩm có protein tương tự có thể gây ra dị ứng trong miệng của bạn và có thể ảnh hưởng tới cả mũi của bạn.
Thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh tật. Do vậy, để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các lưu ý trên để luôn có được sức khỏe dồi dào.
Bệnh viêm mũi dị ứng cũng có thể dẫn đến viêm họng
b. Đồ uống chứa cồn
Rượu bia, đồ uống chứa cồn khác luôn được cảnh cáo không nên sử dụng khi mắc bệnh. Với bệnh viêm mũi dị ứng cũng vậy, chất cồn có tính lợi tiểu, nó làm cơ thể bị mất nước và làm xơ cứng niêm dịch, sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang trong vùng mũi. Vì vậy các niêm dịch chảy ra liên tục. Ngoài ra, chất cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và viêm xoang nữa đấy.
Bia, rượu, nước lạnh: Ở một số người, chất kích thích, đặc biệt là bia hoặc rượu sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi thêm nghiêm trọng.
>>Xem thêm: Phương pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng
c. Một số trái cây và rau quả
Một số loại trái cây và rau quả có thể giúp ích rất nhiều giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giảm nhẹ triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, một số loại hoa rau quả lại chứa protein sẽ có thể gây dị ứng giống như phấn hoa. Bên cạnh những thực phẩm giàu protein có thể gây ra dị ứng trong miệng, viêm mũi cần tránh; thì bạn cũng nên kiêng cữ: dưa hấu, đào, cần tây,… đối với người có cơ địa nhạy cảm vì chúng sẽ gây ra những biểu hiện tương tự như dị ứng cỏ phấn hương.
Một số loại trái cây và rau quả có thể giúp ích rất nhiều giúp tăng cường hệ miễn dịch
Bên cạnh việc kiêng cữ những món ăn trên thì bạn nên bổ sung những thực phẩm có lợi sau:
-Thực phẩm có tính ấm, như: Trà xanh, trà gừng ấm, nước ấm, súp gà,…
-Thức ăn bổ phế âm, như: Củ từ, gạo nếp, táo tàu, nhãn, đường đỏ,…
-Thực phẩm giàu omega 3, như: Cá thu, cá mòi, cá hồi.
-Trái cây như: nho, táo, cam, cà chua, bạn có thể ăn tươi những loại hoa quả này hoặc cũng có thể ép nước, xay sinh tố để ăn hàng ngày.
-Ăn nhiều sữa chua, sữa chua không những tốt cho người bị viêm mũi dị ứng mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động khỏe mạnh hơn.
-Uống nhiều nước, mỗi ngày ít nhất bạn cần bổ sung khoảng 2-2,5 lít.
-Tập thể dục, thể thao hàng ngày để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Trong điều trị viêm mũi dị ứng thì chỉ dùng thuốc trị bệnh thôi chưa đủ mà người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.Dinh dưỡng trị liệu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần giúp người bệnh viêm mũi mau lành bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết dươi đây để biết cách ăn uống thích hợp khi bị bệnh.
Một số thực phẩm người viêm mũi dị ứng nên ăn:
– Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.
– Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi…
– Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế…
– Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang.
-Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.
– Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua …
Một số món cho người viêm xoang và viêm mũi dị ứng như:
– Canh gừng: Gừng sấy khô 10g, cam thảo nước 20g. Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa. Tác dụng: tính ấm trợ dương, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
– Canh táo đỏ: Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi.
– Đậu đao xào: Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ, cuối cùng cho vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối) xào một lúc là được. Có hiệu quả rất tốt đối với phòng trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng.
– Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc: Lá bạc hà tươi 10g, hoa kim ngân, hoa cúc (mỗi loại 10g). Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng.
– Canh mướp nấu thịt: Một lượng mướp và thịt nạc vừa đủ. Mướp rửa sạch, cắt đoạn; thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh.
Nguồn Internet