Tin trong nước
Bệnh tai mũi họng thường gặp ở thời gian nào?
Bệnh viêm tai mũi họng.
Thời tiết thay đổi dễ dẫn tới các bệnh liên quan tới tai mũi họng.
Khi không khí chuyển lạnh đột ngột, độ ẩm tăng cao làm cho lớp thảm nhầy trong hốc mũi và họng trở nên đặc và quánh hơn, lúc này lớp lông chuyển của mũi họng vận động khó khăn dẫn đến khả năng làm sạch, làm ẩm không khí của mũi họng giảm, do đó mũi họng dễ bị viêm hơn.
Những biểu hiện sớm của viêm mũi họng:
Cảm giác khô, rát mũi, họng người bệnh thường xuyên muốn uống nước. Lúc này, rỉ mũi trở nên nhiều và bám chặt vào mũi làm khó lấy.Tiếng thở của người bệnh to hơn bình thường đây là dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh viêm tai mũi họng.
Đôi khi xuất hiện chảy máu ở một hay hai bên mũi, máu đỏ tươi hoặc dịch mũi có màu hồng lẫn dịch mũi, rỉ mũi có màu đen.
Người bệnh hay khịt khạc và ho húng hắng.
Bảo vệ mũi họng hằng ngày để phòng bệnh.
Để khắc phục tình trạng thay đổi của niêm mạc mũi họng khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh, hằng ngày chúng ta nên nhỏ thêm nước muối sinh lý ấm vào mũi để trả lại độ nhớt cho lớp thảm nhầy. Không nên bơm rửa mũi nhiều hoặc xì mũi mạnh vì nếu thực hiện không đúng động tác này, vô tình có thể đưa vi khuẩn vào tai hoặc vào xoang, hoặc xuống phế quản. Gây ra những biến chứng nặng nề từ viêm mũi họng.
Nên nhỏ thêm nước muối sinh lý ấm vào mũi để trả lại độ nhớt cho lớp thảm nhầy.
Bị bệnh tai mũi họng.
Nếu dịch nhầy của mũi họng quánh và có màu vàng xanh cần đi khám để được hướng dẫn dùng thuốc thích hợp như điều trị nhỏ thuốc tại chỗ làm loãng dịch, các thuốc sát khuẩn, thuốc làm săn khô niêm mạc mũi, thuốc kháng viêm, kháng sinh tại mũi. Nhưng phải duy trì sự điều chỉnh này cho đến khi niêm mạc mũi họng hoàn toàn trở về bình thường. Trường hợp điều trị tại chỗ 2-3 ngày mà các triệu chứng nặng thêm như sốt, ho nhiều, đau nhức vùng mặt. Phải kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân thích hợp, kháng viêm, giảm nề. Cách phòng bệnh quan trọng nhất là giữ ấm mũi họng khi thời tiết thay đổi.
Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi dễ dẫn tới các bệnh liên quan tới tai mũi họng. Và với những thông tin trên không những chúng ta còn biết cách bảo vệ sạch mũi để tránh bệnh tai mũi họng chứ không đơn thuần chỉ là bệnh tai mũi họng thường gặp ở thời gian nào. Đặc biệt nếu phát hiện bị bệnh tai mũi họng cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phòng bệnh tai mũi họng thường gặp cho trẻ trong mùa đông
Mùa đông, thời tiết diễn biến bất thường chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh gây nhiều bệnh về tai mũi họng ở trẻ em.
Bệnh ở tai mũi họng nếu không điều trị dứt điểm rất dễ trở thành mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Viêm mũi khi không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai làm giảm sức nghe và gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt.
Viêm thanh quản bệnh làm biến đổi chất giọng hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.
Viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh dưỡng.
Trong khi đó, viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực, thậm chí là tính mạng bệnh nhân.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm tim.
Với trẻ nhỏ, khi mắc các bệnh lý về tai mũi họng cần nhanh chóng được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị, cũng như phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Phòng bệnh tai mũi họng thường gặp cho trẻ trong mùa đông.
Vào mùa lạnh, sức đề kháng cơ thể của trẻ có phần giảm sút nên nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng cũng cao hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc cho bé để phòng tránh các bệnh tai mũi họng thường gặp trong mùa đông này. Triệu chứng tai mũi họng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng.
Để phòng tránh bệnh cho trẻ các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ chu đáo:
Khi trẻ bị viêm mũi.
Giữ ấm cho trẻ ở trong nhà, nhất là khi đi ra ngoài trời lạnh.
Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hàng ngày.
Viêm VA
VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, dày khoảng 2cm, phát triển khi trẻ được 1 tuổi, hoạt động mạnh từ 3-6 tuổi và thoái hóa khi đến tuổi dậy thì.
Khi viêm VA xuất hiện ở trẻ nhỏ không phát hiện và chữa kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng: viêm đường tiêu hóa, viêm thanh quản, viêm tai giữa kèm theo mủ, …
Để phòng tránh bệnh phụ huynh nên:
Khi trời lạnh giữa ấm cơ thể bé, vệ sinh thân thể tốt.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm nâng cao thể trạng, tăng sức để kháng.
Vệ sinh mũi hàng ngày bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, nhất là khi trẻ đang cảm cúm, viêm mũi họng.
Xì mũi đúng cách.
Khi trẻ mắc viêm mũi nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa, viêm xoang.
Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày phụ huynh cần:
Nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín để nhanh hồi phục.
Chú ý giữ ấm cơ thể trẻ tránh tiếp xúc với nước lạnh, không khí lạnh vì sẽ khiến bệnh dễ quay trở lại.
Khi trẻ mắc viêm amidan toàn bộ vùng xung quanh amidan bị sưng tấy. Bệnh có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản...
Viêm amidan.
Những người bị bệnh viêm amidan có khả năng miễn dịch và chống lại các loại vi khuẩn xâm lấn khá kém. Đây cũng là một trong các bệnh tai mũi họng thường gặp vào mùa đông ở trẻ nhỏ. Bệnh viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp hay áp xe amidan.
Ở giai đoạn sớm cách điều trị bệnh khá đơn giản chỉ cần uống thuốc, duy trì thói quen súc nước muối loãng trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và sau khi ăn có thể khỏi trong thời gian ngắn. Với người mắc viêm tai giữa nếu không được chữa trị dứt điểm cũng dễ dẫn tới viêm amidan.
Viêm xoang.
Khi chiếc mũi của chúng ta gặp phải các vấn đề như đau, chảy dịch, nghẹt, khó thở hoặc bị điếc mũi thì đây đều là những dấu hiệu cảnh báo đã mắc bệnh viêm xoang. Bệnh viêm xoang được chia làm 2 loại là viêm xoang cấp tính và mãn tính. Trong đó, những người mắc viêm xoang mãn tính dễ tái phát hơn và nguy hiểm hơn. Vì thế, khi thấy có các dấu hiệu của viêm xoang, bạn cần đi khám tai mũi họng càng sớm càng tốt để có kết quả chính xác và điều trị kịp thời.
Viêm tai giữa cấp.
Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm nhiễm.
Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm nhiễm ở màng nhĩ và hòm nhĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do chúng ta bị cảm cúm, viêm amidan, viêm xoang, viêm VA. Bệnh viêm tai giữa cấp xảy ra do sự thay đổi áp suất khi đi máy bay hoặc điều kiện làm việc trong phòng lặn, tàu ngầm…
Bệnh viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị kịp thời thì có thể biến chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mãn thủng nhĩ hay viêm xương chũm. Để chữa bệnh, cần phải dùng khám sinh, khám viêm và giảm đau. Đồng thời súc họng bằng nước muối thường xuyên. Trường hợp bị viêm tai giữa cấp thì nên chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh viêm tai giữa mãn thủng nhĩ hoặc viêm xương chũm.
Trên đây là danh sách các bệnh tai mũi họng thường gặp vào mùa đông mà chúng ta cần biết để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân được tốt nhất.
Để phòng tránh viêm amidan ở trẻ nhỏ cha mẹ nên:
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ và tay chân.
Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, dạy trẻ đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
Tránh để trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho bé chơi, thổi bong bóng.
Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Đảm bảo chế độ ăn của trẻ có dinh dưỡng đầy đủ, nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.
Trẻ bị viêm amidan sẽ gây sưng tấy quanh vùng amidan.
Trẻ em có nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn người lớn vì ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên. Tình trạng viêm VA ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa.
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, muốn phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ các bậc phụ huynh cần:
Ở trẻ nhỏ cho bú mẹ vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tăng sức đề kháng tốt.
Khi tắm cho trẻ không để nước vào tai giữa.
Vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm amidan, viêm VA.
Điều trị triệt để các bệnh lý về tai mũi họng.