Tin trong nước
Tìm hiểu về nhiễm trùng tai ở trẻ
Nhiễm trùng tai cấp tính có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào
Nhiễm trùng tai cấp tính
Nhiễm trùng tai cấp tính có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn nhưng thường xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trẻ có thể quấy khóc, khó chịu và bị sốt. Thường thì nhiễm trùng trở nên tốt hơn trong 1 hoặc 2 ngày mà không cần phải điều trị. Uống thuốc giảm đau sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Màng nhĩ có thể bị rách và mủ chảy ra qua một lỗ nhỏ.
>>Xem thêm: Dùng thuốc điều trị tai mũi họng an toàn
Nhiễm trùng mãn tính
Khi tai bị nhiễm trùng cấp tính mà không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, nhiễm trùng sẽ thành bệnh mãn tính. Tai sẽ bị chảy mủ có thể kéo dài trong 14 ngày hoặc lâu hơn. Điều này dẫn tới tổn thương màng nhĩ, làm màng nhĩ có thể bị thụt vào trong hoặc thủng lỗ mà không liền lại được. Cả hai vấn đề này đều rất nguy hiểm cho thích lực của người bệnh tai mũi họng. Nếu không được chăm sóc thích hợp và kịp thời, có thể khiến trẻ bị điếc 1 bên hay cả 2 tai. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp-xe não hay viêm màng não.
Nhiễm trùng tai khiến trẻ đau, cáu bẳn và quấy khóc
Các dấu hiệu nhiễm trùng tai:
-Đau, trẻ nhỏ có thể quấy khóc, kéo tai, khó chịu, buồn nôn
-Sốt cao: 37,7° C - 40° C.
-Chảy nước mũi, đau họng, ho.
-Dịch có màu vàng hoặc trắng, lỏng hoặc dính chảy ra từ tai
-Mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn ở một bên hoặc cả hai tai.
-Nhiễm trùng có thể lan tới xương sau tai (gây viêm xương chũm). Bệnh này gây đau và cần phải uống kháng sinh.
>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh tai mũi họng khi mang thai
Cách phòng ngừa nhiễm trùng tai cho trẻ:
-Khi cho trẻ uống sữa bình, hãy giữ đầu trẻ luôn cao hơn bụng để đảm bảo sữa không thể chảy từ họng xuống ống dẫn vào tai giữa có cơ hội gây nhiễm trùng.
Hạn chế tới mức tối đa để trẻ không bị cảm lạnh khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh
-Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, hạn chế tới mức tối đa để trẻ không bị cảm lạnh sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn. Cần đưa trẻ tới các phòng khám tai mũi họng để bác sỹ kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm về sau.
Bệnh viêm tai cũng phổ biến như chứng cảm lạnh thường, song rất khó phát hiện. Theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc bệnh. Để phát hiện và có cách điều trị hiệu quả, trước tiên cần hiểu cơ chế hoạt động của tổ chức tai.
Hãy tưởng tượng bạn đang cảm nhận độ rung của loa khi nghe một CD yêu thích của bé hoặc thấy cổ họng rung lên khi nói. Chính âm thanh gồm các sóng năng lượng vô hình đã tạo ra các rung động này. Mỗi khi nghe thấy âm thanh, các cấu trúc trong tai sẽ hoạt đồng đồng thời để đảm bảo đưa thông tin tới não.
Tai có hai nhiệm vụ, lắng nghe và giữ thăng bằng. Nó gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Hoạt động nghe sẽ bắt đầu từ lúc sóng âm thanh đi xuyên qua không khí tới tai ngoài, còn gọi là loa tai, phần có thể nhìn thấy. Sau đó, các sóng âm thanh đi từ loa tai qua ống tai và vào tai giữa - bao gồm màng nhĩ (một lớp mô mỏng) và 3 xương nhỏ. Khi màng nhĩ rung, các xương nhỏ sẽ khuếch đại các rung động và mang chúng tới tai trong.
Tai trong có nhiệm vụ "phiên dịch" các rung động thành tín hiệu điện và gửi chúng tới dây thần kinh thính giác nối với não bộ. Khi các xung thần kinh đến não, chúng được "diễn giải" thành âm thanh.
Để hoạt động bình thường, tai giữa phải có áp suất giống như môi trường bên ngoài. Điều này được duy trì bởi vòi Ot-tát, một ống nhỏ nối tai giữa với phần sau của cổ họng nằm ở sau mũi.
Để không khí tiếp xúc được với tai giữa, vòi Ot-tát sẽ làm cân bằng áp suất không khí trong tai giữa và bên ngoài. Khi ngáp hay nuốt thức ăn, bạn thường thấy trong tai có tiếng "pop", đó là lúc vòi Ot-tát điều chỉnh áp suất không khí trong tai giữa. Nó cũng cho phép dẫn lưu nước nhầy từ tai giữa vào cổ họng.
Đôi khi vòi Ot-tát có thể bị suy chức năng. Ví dụ, khi trẻ bị lạnh hoặc dị ứng gây ảnh hưởng tới đường mũi, vòi Ot-tát sẽ tắc nghẽn do lớp niêm mạc trong ống bị sung huyết hoặc đông nghịt lớp nhày. Sự tắc nghẽn này sẽ làm cho dịch tích tụ trong tai giữa. Vi khuẩn và virus thâm nhập vào tai giữa qua ống Ot-tát cũng có thể bị "nhốt" ở đây. Chúng có thể sinh sôi trong chất dịch đọng, và gây viêm tai.
Nguồn Internet