Tin trong nước
Những điều cần biết về chứng ngáy ngủ
Tác hại của ngáy ngủ
Người thường xuyên ngáy ngủ có nguy cơ bị ngưng thở do các phần mềm và niêm nạc của cuống họng dày cản trở không khí lưu thông, làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não sẽ bị thiếu oxi. Ngoài ra chứng ngáy ngủ còn có nguy cơ dẫn tới mắc các bệnh khác như cao huyết áp, suy giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, loạn nhịp tim, đột tử khi ngủ…
>>Xem thêm: Những bài thuốc đông y chữa chứng ngáy ngủ
Các nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ
-Hút thuốc: Hút thuốc có thể gây ra ngáy ngủ vì nó là chất kích thích, gây sưng mô mềm, từ đó làm cho niêm mạc ở cuống họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp các lối thông khí đi vào cơ thể.
-Thừa cân: Những người thừa cân thường các mô mỡ trong cổ họng dày hơn khiến đường thở bị hẹp, làm giảm lượng không khí đi vào.
-Các vấn đề ở mũi: Các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng như nghẹt mũi, viêm xoang là một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng ngáy ngủ. Khi mũi bị nghẹt, cổ họng bị chặn bởi đờm, không khí sẽ khó có thể đi qua mũi. Kết quả là không khí sẽ phải cố gắng đi qua miệng và dẫn đến ngáy khi ngủ.
-Uống rượu: Cũng gần giống như thuốc lá, rượu cũng là chất kích thích, làm cho cơ bắp cổ họng dày lên, thu hẹp lối vào của không khí
-Di truyền: Theo một vài nghiên cứu cho thấy nếu bạn sinh ra trong gia đình có người ngáy ngủ thì khả năng bạn bị ngáy ngủ sẽ cao hơn những người mà gia đình họ không có ai ngáy ngủ.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như amidan lớn, lưỡi dài, vòm họng lớn... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngáy khi ngủ.
Ngáy ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và những người xung quanh
Ngăn chặn chứng ngáy ngủ
-Không uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ
-Thay đổi tư thế khi ngủ: nằm ngủ nghiêng phải và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn
-Giảm cân nếu là người bị béo phì
-Tránh ăn nhiều vào bữa tối, các thức ăn chứa nhiều muối và chất béo
-Bỏ thói quen hút thuốc lá
>>Xem thêm: Bệnh viêm xoang mũi cấp tính
-Tập thể dục thường xuyên
Hãy đến các trung tâm y tế nếu tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn
Nếu chứng bệnh quá nặng, cần tới sự can thiệp của khoa học, bác sỹ nên tới các cơ sở tai mũi họng gần nhất để phẫu thuật bằng laser đốt các mô mềm cuống họng. Thủ thuật này rất nhanh mà không cần gây mê, chỉ cần điều trị 3-5 lần là có hiệu quả.
Nhiều người cho rằng ngủ ngáy thì chứng tỏ ngủ sâu và ngon giấc, nhưng thực tế không phải vậy.Bạn cần biết rằng ngủ ngáy suốt đêm không chỉ làm phiền người bên cạnh, nếu có, mà nó còn cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của bản thân, theo Men's Health.
Ngáy quá nhiều là một triệu chứng ngưng thở khi ngủ, một dạng bệnh khiến bạn thật sự không thở trong lúc đang ngon giấc. Hậu quả là bạn sẽ uể oải kèm đau đầu vào mỗi sáng sau khi thức giấc, ngày ngủ gà ngủ gật, thậm chí còn có một số vấn đề đáng ngại khác như cao huyết áo, đột quỵ và đau tim.
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ là thông qua một nghiên cứu hoàn chỉnh về giấc ngủ, thường người ta dùng đồ thị polysomnogram. Phương pháp này để ghi nhận hoạt động của não bộ, nhịp tim, tình trạng ngáy và các dấu hiệu khác có liên quan. Bạn sẽ phải đến phòng khám và ngủ lại đó để hoàn thành bài kiểm tra.
Để nhận dạng sơ bộ dấu hiệu ngưng thở, bạn hãy để ý bản thân xem có ngủ ngáy nhiều không (nhờ người thân quan sát khi bạn ngủ). Ngoài ra, nếu bạn hay ngủ gà ngủ gật và thiếp đi dễ dàng ở bất kỳ chỗ nào ngoài chiếc giường; tỉnh dậy thì hay đau đầu và khô cổ; hoặc cứ luôn thấy mệt mỏi trong người... thì hãy đi gặp bác sĩ nhờ thăm khám sớm.
Theo Men's Health, những người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường ngủ "bất chấp", kể cả những lúc họ không muốn ngủ.
Ngưng thở khi ngủ cũng gây tâm trạng thất thường, quên trước quên sau, thiếu tập trung do ngủ không đủ giấc. Người bị ngưng thở khi ngủ cũng thường hay giật mình thức giấc lúc nửa đêm, và khi đó, họ thường đi toilet, càng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Để hạn chế tiểu đêm khi đang ngủ, bạn nên ngưng uống nước và dùng các chất lỏng nói chung ít nhất 1 tiếng đồng hồ trước khi lên giường.
Nguồn Internet