Tin trong nước
Chữa trị bệnh viêm họng bằng thuốc nam
Thực phẩm chữa bệnh viêm họng
1. Cây lược vàng trị viêm họng
Cây lược vàng là một loại cây cảnh rất dễ trồng và chăm sóc nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chữa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh viêm họng.
>>Xem them: Các bệnh về họng thường gặp
Cách pha chế: lá lược vàng đem đi rửa sạch rồi ngâm với muối. Sau đó, người bệnh nhai và ngậm lá trong thời gian khoảng từ 10 đến 15 phút. Thực hiện theo phương pháp chữa trị này từ 3 đến 4 lần sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Cây hồng bì trị viêm họng
Cây hồng bì là một loại cây khá đặc biệt vì cả lá, rễ, quả và hạt của cây đều có công dụng chữa bệnh. Trong đông y, quả hồng bì là một vị thuốc nam có công dụng điều trị viêm họng rất tốt.
Cách pha chế: Hấp quả hồng bì tươi với đường phèn, mỗi lần từ 4-5 quả. Mỗi ngày, người bệnh ăn quả hồng bì 3 lần sẽ giúp làm giảm viêm họng hiệu quả, nhất là với viêm họng có kèm theo ho và đờm.
Bệnh viêm họng thường xảy ra ở trẻ nhỏ
3. Cây rẻ quạt trị viêm họng
Rẻ quạt có tính mát, vị đắng, thanh nhiệt, tiêu đờm, tiêu viêm, giải độc nên được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc nam điều trị viêm họng
Cách pha chế: Lấy rẻ quạt cùng với cam thảo mỗi loại 6g, lá húng chanh 8g và mạch môn 10g đem sắc trong 650ml nước đến khi còn lượng nước còn khoảng 300ml. Dùng hỗn hợp này trước mỗi bữa sáng, trưa và tối, mỗi lần 100 ml và trong khoảng 5 ngày bệnh sẽ được triệt tiêu.
4. Hoa kinh giới trị viêm họng
Trong đông y, cây hoa kinh giới còn có tên là kinh giới tuệ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu viêm.
Ngoài ra mật ong và tỏi cũng có tác dụng chữa bệnh viêm họng
Cách pha chế: Đem sắc kinh giới tuệ cùng với cát cánh mỗi loại khoảng 12g và 4g cam thảo trong 500ml nước. Đun đến khi lượng nước còn khoảng 200ml thuốc thì dừng. Chia nước này làm 2 lần và uống trước bữa ăn. Dùng bài thuốc này liên tục trong khoảng 3 đến 5 ngày sẽ giảm hẳn chứng bệnh viêm họng.
>>Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai mũi họng
Trên đây là một số phương pháp điều trị tai mui họng bằng thuốc nam chúng tôi đã chia sẻ. Chúc các bạn có được sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và sớm khỏi bệnh.
Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, viêm họng thường có những triệu chứng ban đầu như: ngứa trong họng, khản tiếng, có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Bệnh thường phát vào mùa thu và mùa đông, phát triển nhiều vào những lúc có gió lạnh bất ngờ như thời tiết miền Bắc hiện tại. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư, gắn với những nguyên nhân khác nhau. Chứng thực là khi cơ thể đang bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà quá mạnh (cảm lạnh, không khí bị ô nhiễm…) gây ra viêm họng. Chứng hư là thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút, nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ. Nếu gặp chứng thực, chỉ cần dùng một số cây thuốc có tác dụng bảo vệ hầu họng, trục đuổi tà khí là đủ. Nếu gặp chứng hư, cần dùng thêm các vị thuốc bổ phế, nhuận phế, thanh phế, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Theo lương y Đức, bài thuốc của thầy giáo Cao Văn A bao gồm những vị chính có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm họng. Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt… Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, trị viêm nên cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm họng. Rễ đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, thường dùng chữa đau họng, viêm amiđan… “Tuy nhiên, để có một bài thuốc hiệu nghiệm, có tác dụng nhanh thì cần phải kết hợp những vị thuốc trên với nhiều vị thuốc khác nữa”, lương y Đức cho biết.
Nguồn Internet