Tin trong nước
Những điều cần biết khi lấy ráy tai.
Ráy tai mà ta lấy ra thực ra là hỗn hợp của chất sáp
Thực chất của ráy tai
Ráy tai, được bài tiết từ các tuyến bên trong ống dẫn tai, những sợi lông nhỏ sẽ đưa chất thải ra ngoàicùng với bụi bẩn trong tai. Do đó, ráy tai mà ta lấy ra thực ra là hỗn hợp của chất sáp trong tai, bụi bẩn và tế bào da.
>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng
Bình thường, trong những hoạt động hàng ngày chúng ta há miệng, lắc đầu, nhai, chạy nhảy, nói chuyện, ca hát sẽ đẩy ráy tai ra phía ngoài. Cho nên, nếu để ý ta thường thấy trong vành tai hay có những mảnh ráy tai nhỏ rơi ra. Cho nên, nếu cơ thể khỏe mạnh và môi trường sống không ô nhiễm nhiều thì không cần lấy ráy tai thường xuyên.
Tại sao tai thường bị bịt kín bởi ráy tai?
Hiện tượng này thường xảy ra khi ráy tai cố gắng chen ra ngoài. Có thể do một trong những nguyên nhân sau: Do cơ địa một số người có ống dẫn tai hẹp hoặc rậm lông, hoạt động sản sinh ráy tai diễn ra mạnh hoặc ráy tai cứng, do nhiễm trùng tai nhiều lần, tuổi tác (vì người lớn tuổi thường có ráy tai khô hơn); đeo tai nghe, thiết bị trợ thính trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân cản trở quá trình ráy tai thoát ra ngoài.
Làm thế nào để khai thông khi bị ráy tai bịt kín?
Một cách bạn thực hiện tại nhà là mua thuốc nhỏ tai từ hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt vào tai, nằm nghiêng sang một bên trong khoảng vài phút sao cho thuốc ngấm vào tai, sau đó xoay nghiêng đầu bạn để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài.
>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh tai mũi họng
Làm thế nào để nhận biết mình bị tắc nghẽn ráy tai?
Một vài triệu chứng sau đây có thể giúp bạn nhận biết như: Điếc nhẹ, ù tai, đau tai, chóng mặt, tai lùng bùng…
Do cơ địa một số người có ống dẫn tai hẹp
Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là xương và sụn, được phủ bởi một lớp da và tổ chức liên kết rất mỏng dưới da. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn.
Thần kinh chi phối là một nhánh tách ra từ dây thần kinh số 9. Dây này vừa có cảm giác ở ống tai vừa cảm giác họng, nên viêm họng cũng gây ra đau tai, hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt. Khi ngoáy tai, người ta cũng có cảm giác ngứa họng và ho.
Tai ngoài có nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không gian để truyền vào tai giữa và tai trong qua tác động làm rung màng nhĩ. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt là tùy thuộc từng cá thể.
Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do trong thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có chất kết dính để bẫy, dính vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp mỏng trên da ống tai ngoài, được hình thành do chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào chết, đóng vai trò như một “vệ sĩ” ngăn chặn vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài, đe dọa thính giác.
Dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, tự khô rồi bong ra ngoài.
Cấu tạo tai gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Bệnh từ thói quen lấy ráy tai
Thói quen ngoáy tai lấy ráy tai nhiều gây rách, trầy xước da ống tai, làm vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập tổ chức liên kết bên dưới lớp biểu bì gây viêm ống tai. Vi khuẩn có thể có sẵn trong ống tai hoặc đưa từ ngoài vào khi ngoáy tai hoặc do bơi ở những ao hồ nước bẩn, hay bể bơi lâu ngày không thay nước.
Mặt khác lấy ráy tai không đúng cách có thể đẩy khối ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, bám sát vào màng nhĩ gây đau tai, ù tai và nghe kém. Nhiều người đã đến tiệm cắt tóc để lấy ráy tai, nhưng do không được đào tạo bài bản nên thợ cắt tóc không có kiến thức về sinh lý cũng như bệnh lý của tai. Nhiều người sau khi lấy ráy tai đã bị ngứa tai hoặc ráy tai nhiều hơn, đóng đầy trong ống tai gây ù tai, nghe kém. Nguyên nhân là dụng cụ lấy ráy tai đã truyền bệnh từ người này qua người khác. Không ít người đã bị thủng màng nhĩ do lấy ráy tai, bị viêm nhiễm, nấm ống tai, thậm chí có thể bị HIV/AIDS.
Thợ cắt tóc cũng không biết chức năng bảo vệ của hệ thống lông tơ trong ống tai, nên thoải mái cạo nhẵn, tạo điều kiện cho nước, bụi, vi khuẩn, côn trùng vào ống tai.
Chảy máu tai do làm rách da ống tai là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai, có khi còn làm rách, thủng cả màng nhĩ.
Viêm ống tai ngoài là biến chứng thường gặp nhất do lấy ráy tai. Triệu chứng ban đầu là ngứa tai: ngứa ngày càng tăng, càng ngoáy càng thấy ngứa, sau đó bệnh nhân thấy tức trong ống tai rồi đau tai, đau tăng nhanh, đau nhức nhối, đau lan lên đầu. Nhiều bệnh nhân thấy đau giật lên nửa đầu, đau tăng lên khi nhai, khi ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào vành tai cũng rất đau.
Khám thấy da ống tai ngoài nề, đỏ, ống tai bị chít hẹp một phần hoặc toàn bộ tùy mức độ viêm, không quan sát được màng nhĩ. Độc tố vi khuẩn mạnh có thể gây viêm tấy lan tỏa làm sưng cả góc hàm, kèm theo hạch góc hàm cùng bên.
Nấm ống tai ngoài: Tai luôn ẩm ướt nên các loại nấm dễ phát triển, nguyên nhân thường gặp nhất là do lấy ráy tai bằng dụng cụ không được sạch, nấm nhiễm từ người này qua người khác khi ngoáy tai tại tiệm cắt tóc, có thể do người bệnh nhỏ tai bằng kháng sinh hoặc corticoid kéo dài. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm cũng có nguy cơ lây nhiễm nấm đến tai do tay của người bệnh. Người ta thường thấy nấm ống tai ở những phụ nữ có nấm âm đạo.
Biểu hiện đầu tiên của nấm ống tai ngoài là ngứa trong ống tai, ngứa tăng dần buộc bệnh nhân phải ngoáy tai, có khi bắt đầu là triệu chứng ù tai. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân bắt đầu thấy đau tai, đau tăng khi nhai hoặc ngáp, thấy cảm giác nặng, tức trong tai đồng thời thấy nghe kém. Khám tai thấy ống tai bị lấp đầy bởi những mảng màu xám, trắng hoặc đen. Trên mặt những mảng này có những bào tử nấm như những hạt cát trắng. Cần bóc lấy mảng này đem soi tươi hoặc nuôi cấy để xác định loại nấm gây bệnh.
Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là kháng sinh chống nấm dạng uống hoặc bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên nếu người bệnh có thủng màng nhĩ hoặc có viêm tai giữa kèm theo cần hết sức thận trọng khi dùng các thuốc chống nấm dạng bôi.
Lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc còn có nguy cơ nhiễm HIV, nếu ống tai bị chảy máu và dùng chung dao cạo với người bị nhiễm HIV trước đó. Cũng đã có bệnh nhân bị uốn ván do ngoáy tai bằng vật bẩn, dẫn đến kết cục bi thảm là tử vong.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi bị ngứa tai, bạn chỉ nên xoa nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm, có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5-10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai, không ngoáy tai. Sau một tuần vẫn thấy ngứa, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để khám.
Nếu nước vô tình vào tai khi tắm, khi bơi gây cảm giác khó chịu, ù tai, bạn nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai. Nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi nhiều.
Nguồn internet