slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm tai giữa cấp

Cập nhật: 05/03/2018
Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ là một bệnh khá thường gặp. Nếu bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ diễn biến rất phức tạp và dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy các bậc phụ huynh nên lưu ý đến các dấu hiệu quan trọng sau đây để chăm sóc trẻ.
Viêm tai giữa cấp là bệnh thường hay gặp trong các bệnh về tai mũi họng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện và nhanh chóng điều trị, bệnh có thể sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm và để lại các di chứng nặng nề, khó khắc phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức nghe của trẻ.

bệnh tai mũi họng
Viêm tai giữa cấp mủ là một trong các loại viêm của bệnh niêm mạc tại giữa,
 

Dấu hiệu của viêm tai giữa cấp
 

-Viêm tai giữa cấp mủ là một trong các loại viêm của bệnh niêm mạc tại giữa, chủ yếu có nguồn gốc từ viêm mũi họng và nguyên nhân chính gây nên là do vi khuẩn. Viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ nhỏ có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: liệt mặt ngoại biên, viêm xương chũm cấp, viêm màng não...
 

>>Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai mũi họng


-Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày khi mắc các bệnh viêm mũi họng (ho, chảy mũi, sốt, có thể bị tiêu chảy). Đau tai là một trong những biểu hiện quan trọng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Với những trẻ đã biết nói thì dễ dàng hơn vì trẻ có thể sẽ tự nói với bố mẹ là bị đau tai.

-Đau tai có những đặc điểm như sau: lan ra sau tai, đau theo nhịp mạch đập, tới vùng thái dương hoặc xuống răng, có thể kèm theo dấu hiệu ù tai hoặc nghe kém, cơn đau không kéo dài nhưng hay tái phát.

 

tai mui hong

 

Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày khi mắc các bệnh viêm mũi họng
 

Với những trẻ nhỏ chưa biết nói, chúng ta có thể phát hiện bệnh bằng cách quan sát trẻ nhỏ xem trẻ có sử dụng tay để kéo nhiều bên tai bệnh hoặc là xoa bên tai đó và rõ hơn nữa là lúc lắc đầu hay khóc thét khi bị chạm vào tai đang bị đau. Viêm tai cấp thường sẽ đau dữ dội và đột ngột gây ù tai và làm cho trẻ sốt nếu màng nhĩ bị thủng, quấy khóc, bứt tai, đau sẽ giảm và chảy mủ tai.
 

Những dấu hiệu khác


Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể tái phát và thường là tái phát khi có khoảng 2 đợt viêm tai trở lên ở trẻ em dưới 1 tuổi, hoặc khoảng 3 đợt viêm tai giữa cấp trong vòng thời gian 6 tháng với trẻ trên 1 tuổi. Nguy cơ tái phát viêm tai giữa cấp ở bé trai thường cao hơn bé gái và trẻ có cơ địa dị ứng hay suy dinh dưỡng, có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm tai, có trào ngược dạ dày thực quản...

>>Xem thêm: 
Khám bệnh qua mạng

Nếu bệnh viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu mà bị bỏ sót thì bệnh sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ứ mủ hoặc vỡ mủ. Việc điều trị các giai đoạn này trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất  nhiều; đồng thời cũng rất dễ để lại di chứng như thủng màng nhĩ và nghe kém, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, quá trình học tập và phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
 

bênh tai mũi họng
Nếu bệnh viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu mà bị bỏ sót


Vì vậy các bậc phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt cũng như các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện nào như trên nên đưa bé đến các trung tâm có chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay.
 

Cách trị bệnh viêm họng hạt dứt điểm mà không cần dùng đến thuốc

Viêm họng hạt có 2 loại, viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Viêm họng cấp tính là viêm họng đỏ cấp tính hoặc, viêm họng giả mạc hoặc viêm họng loét hoặc phối hợp cả 3. Viêm họng cấp tính không điều trị dứt diểm sẽ chuyển thành viêm họng mãn tính.

Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mạn tính, do tình trạng viêm họng kéo dài dẫn đến sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho ở thành sau họng, từ đó tạo nên các hạt. Các mô Lympho này làm nhiệm vụ diệt khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vùng họng sẽ bị các bạch cầu ở đây bắt giữ đưa vào mô lympho và tiêu diệt ở đó.

Nếu họng bị viêm mạn tính, các mô lympho phải làm việc liên tục trong một thời gian dài nên càng to ra và gây viêm họng hạt. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do viêm nhiễm các vùng lân cận xung quanh hầu họng, từ viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau, viêm amidan mạn tính, trào ngược thực quản dạ dày.

Bình thường các mô lympho không hề gây ra khó chịu, chỉ khi nó to ra thành các hạt sẽ kích thích thành sau họng, tạo cảm giác vướng víu, ngứa, gây ho. Triệu chứng ban đầu của bệnh là ho húng hắng hoặc ho từng cơn, khi nuốt cảm giác bị vướng đau ở cổ, buồn nôn, ho và khạc đờm…Khi quan sát bên trong họng sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt trắng ở thành sau họng. Các triệu chứng trên sẽ tiến triển hơn ở những người hay uống rượu, hút thuốc lá, công việc phải nói nhiều. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, làm việc căng thẳng, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp.

Cách phòng trị bệnh viêm họng mạn tính

Khám và điều trị dứt diểm khi bị viêm họng cấp, phát hiện kịp thời viêm họng hạt, phát hiện và điều trị ổ viêm lân cận.

Tránh các kích thích vùng hầu họng như khói bụi, nước và thức ăn lạnh, tránh bị nhiễm lạnh, không uống rượu bia, chất kích thích, không ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng, không hút thuốc lá, vệ sinh sạch sẽ răng miệng, chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung các vitamin và chất khoáng, nâng cao sức đề kháng.

Súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày hoặc các dung dịch sát khuẩn họng hiện đang được bán tại các hiệu thuốc. Đây là biện pháp cho hiệu quả rất tốt.

Súc miệng nước muối

Nhiều nghiên cứu cho biết muối có thể tiêu diệt vi khuẩn, súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng. Để súc họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.


Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước khi bị đau họng là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà mọi người thường áp dụng. Nạp nhiều nước vào cơ thể không chỉ giúp con người tăng sức chiến đấu chống viêm và nhiễm trùng, nước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt. Giữ cho cổ họng luôn ẩm ướt với trà nóng hay đồ uống nhẹ khác sẽ giúp khơi thông cổ họng nhanh hơn. Những loại nước như: nước ép trái cây và nhiều loại súp sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Uống mật ong

Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự hiệu quả hơn xirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virút và vi khuẩn. Theo Degelman, có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 phút khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa để tránh bị nhiễm trùng. Hoặc nhã nát tỏi, cho vào một chiếc nồi nhỏ, thêm vào đó một chút nước và mật ong, đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Uống siro tỏi mỗi ngày, chỉ trong một thời gian ngắn sẽ khỏi bệnh.

Nguồn Internet

Tin liên quan