slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Không được kê thực phẩm chức năng, mỹ phẩm vào đơn thuốc

Cập nhật: 05/03/2018
Đó là một trong những yêu cầu về kê đơn thuốc được Bộ Y tế đưa ra tại Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Thông tư gồm 15 điều có hiệu lực từ ngày 1/5/2016.
Đó là một trong những yêu cầu về kê đơn thuốc được Bộ Y tế đưa ra tại Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Thông tư gồm 15 điều có hiệu lực từ ngày 1/5/2016.

Tại điều 3 của Thông tư quy định, người kê đơn thuốc là bác sỹ.
 

Yêu cầu đối với người kê đơn thuốc
 

Tại điều 3 của Thông tư quy định, người kê đơn thuốc là bác sỹ. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (trạm y tế xã); phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.

>>Xem thêm: Khám bệnh qua mạng

Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.
 


 Cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu


Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.
 

Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện

Theo Thông tư, chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp: Kê đơn thuốc gây nghiện, Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS, Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất

Thông tư nêu rõ, y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thông tư cũng nêu rõ, người kê đơn không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; thực phẩm chức năng; mỹ phẩm.
 

Viết tên thuốc trong khi kê đơn theo tên chung quốc tế

Nội dung kê đơn thuốc được nêu rõ như sau: Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ.
 

bệnh
Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại 


Bên cạnh đó, viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol, viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg; trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg (Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...).

>>Xem thêm: 
Tư vấn bệnh online

Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10).

Thông tư nêu rõ, trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
 

Khi nào bác sĩ cần kê thực phẩm chức năng cho bệnh nhân?

Tình trạng bác sĩ kê nhiều TPCN cho bệnh nhân là có thật. Việc kê TPCN cho bệnh nhân có liên quan tới việc triết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.
Một đơn thuốc có tới 1-2 loại thực phẩm chức năng (TPCN) không quá hiếm khi bệnh nhân đi khám. Nhiều người cho rằng không chỉ bệnh nhân lạm dụng dùng TPCN mà ngay cả bác sĩ cũng lạm dụng khi kê đơn.

Theo đánh giá của GS.TS Phạm Gia Khải, Nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ Trung ương, tình trạng bác sĩ kê nhiều TPCN cho bệnh nhân là có thật. Việc kê TPCN cho bệnh nhân có liên quan tới việc triết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

“Tôi chỉ kê TPCN cho bệnh nhân nếu là cần thiết và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Khi kê có TPCN cho bệnh nhân bác sĩ phải biết được nó là cái gì, có chất gì, dùng cho bệnh nhân hiệu quả tới đâu. Trường hợp nếu thấy không cần thiết thì không nên kê để tránh bệnh nhân mất thêm kinh phí. Nhiều trường hợp giá của TPCN đắt hơn thuốc điều trị”, GS Khải nói.


Tuy nhiên, người sử dụng TPCN cần phải hiểu đúng bản chất và giá trị thực của sản phẩm. Hiện nay, chúng thường được quảng cáo những giá trị tiềm tàng hỗ trợ điều trị vượt xa giá trị thực tế. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng cần phải phân biệt được đâu là giá trị thật của sản phẩm.

Dù TPCN không phải là thuốc, người dân không nên tự ý sử dụng. GS Khải khuyến cáo: “Sử dụng TPCN cũng có những tác dụng không mong muốn vì vậy cần phải hết sức cẩn trọng. Không nên cho rằng TPCN không phải là thuốc sẽ vô hại. Chúng có chức năng hỗ trợ chữa bệnh nên cần phải sử dụng dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một loại TPCN có hoạt chất chức năng cao cần phải sử dụng đúng liều theo quy định của nhà sản xuất”.

TPCN sẽ rất hiệu quả trong trường hợp người già thường xuyên bị tê, chân tay, chuột rút thường xuyên do thiếu D3 và Canxi. Với trường hợp này nếu bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm chức năng. 

Người suy tim cần phải dùng thuốc tăng lợi tiểu giúp quả tim co bóp tốt hơn. Tuy nhiên, muốn quả tim khỏe lên thì cần phải có thêm chất dinh dưỡng khi đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên nên dùng TPCN. Bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dưới dùng thêm vitamin C giúp cho giãn thành mạch tốt hơn.

GS Khải cho hay: “TPCN tốt cho người bị bệnh có vấn đề về cơ thiếu canxi hoặc người sau phẫu thuật thể trạng yếu cần nâng cao sức khỏe. TPCN và thuốc có thể dùng với nhau để làm cho bệnh nhân tốt hơn”.

Theo GS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có một số TPCN được quảng cáo điều trị được ung thư là không đúng. TPCN có tác dụng hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư bị suy kiệt do quá trình điều trị có thể dùng TPCN để chống suy kiệt, nâng sức khỏe.

Nguồn Internet

 

Tin liên quan