Tin trong nước
Phòng ngừa nhiễm trùng tai
Hạn chế và tránh những nguy hiểm cho vùng tai
Cần tránh cho nước vào tai khi tiếp xúc với nước
-Trước tiên, chúng ta cần hạn chế và tránh những nguy hiểm cho vùng tránh khi làm các hoạt động thường ngày nên tránh để các lực tác động lớn vào tai hay xung quanh tai vì rất dễ gây xương tai bị biến dạng, dịch tủy chảy ra ngoài tai, thủng màng nhĩ, chảy máu tai, … làm giảm thính lực và thậm chí gây điếc.>>Xem thêm: Phòng tránh nấm tai
-Tiếp theo, cần tránh để cho nước lọt vào tai, đặc biệt khi đang bị mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai vì nếu nước chẳng may vào tai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và làm các bệnh viêm nhiễm nặng hơn nữa. Để ngăn không cho nước vào tai, mỗi khi tiếp xúc với nước như bơi lội, nên sử dụng bong tẩm vaselin bịt tai hoặc sử dụng mũ nilon trùm tai hoặc nút bịt lỗ tai làm cho nước ko vào tai hiệu quả.
- Đối với những ai bị viêm mũi, viêm xoang rất có thể bệnh sẽ lan sang vùng tai giữa hay thậm chí có thể gây nên viêm dây thần kinh tai và ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh. Chính vì thế, cần điều trị dứt điểm các bệnh viêm mũi hay các bệnh viêm xoang để không làm ảnh hưởng đến vùng tai.
Hơn nữa, khi mắc các bệnh về mũi, người bệnh cũng không nên xì mũi quá mạnh vì sẽ làm cho vi khuẩn từ khoang mũi lan sang vùng tai giữa.
-Một số loại bệnh khác như thiếu máu, cảm cúm, sởi, thận, cao huyết áp, quai bị, tiểu đường, bệnh gút, máu nhiễm mỡ … có liên quan đến đường máu nuôi tai cũng sẽ khiến cho dây thần kinh tai bị suy giảm chức. Ngoài ra, nếu căng thẳng, nghỉ ngơi ít, hay suy nghĩ, ăn nhiều thức ăn mặn, hút thuốc hay uống nhiều đồ uống kích thích cũng có thể khiến cho dây thần kinh tai bị suy. Vì thế, nên luyện tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt.
Lưu ý bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ
Những lưu ý khác khi phòng ngừa nhiễm trùng tai
-Việc lấy ráy tai là cần thiết nhưng khi ráy tai quá nhiều có thể gây ra ù tai. Tuy nhiên, nếu không có nhiều lắm thì cũng không cần phải lấy ráy tai vì đó là chất tự nhiên có tác dụng giúp giữ độ ẩm , chỗng nhiễm khuẩn cho tai và ngăn cản vật lạ lọt vào bên trong tai và nó cũng sẽ tự tiêu khỏi lỗ tai.
>>Xem thêm: Bệnh viêm tai ngoài và cách điều trị
Đối với những trường hợp quá nhiều ráy tai hay ráy tai ướt, bạn có thể khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng hay dùng thuốc nhỏ tai hay cũng có thể dùng tăm bông thấm nước ngoáy nhẹ vùng tai, tuyệt đối tránh ngoáy sâu vào bên trong tai.
Không nên chủ quan khi thấy có những biểu hiệu bất thường về tai
-Và cuối cùng, không nên chủ quan khi thấy có những biểu hiệu bất thường về tai như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sưng tai, ngứa tai, nghe thấy có tiếng trong tai, có mủ từ tai chảy ra, … mà cần phải đến ngay các trung tâm y tế để các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khám bệnh và đưa ra các pháp đồ điều trị thích hợp, hiệu quả và tránh để lại những hậu quả xấu.
5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe
Với việc mang đến khoảng thời gian giải trí, thư giãn hay học tập một cách thoải mái mà không ảnh hưởng đến những người xung quanh, tai nghe là món phụ kiện mà gần như tất cả mọi người sử dụng smartphone đều có và thường xuyên dùng đến.
Nhiều lợi ích là thế, nhưng chúng ta cũng phải biết một điều rằng tai nghe rất nguy hiểm 5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe . Nhiều người cứ bắt volume hết cỡ, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đôi tai và có thể gây giảm thính lực về lâu dài.
1. Không bao giờ bật âm lượng quá 60%
Hầu hết tai nghe và trình nghe nhạc đều có thể phát ra âm thanh tối đa 100 decibel (dB) hoặc cao hơn. Đôi tai của bạn sẽ bị phá hủy nếu nghe âm thanh lớn hơn 100 dB liên tục trong 15 phút. Để bảo vệ tai không bị hỏng, tốt nhất là để mức âm lượng từ 60% trở xuống. Một số ứng dụng nghe nhạc đều hiện ra cảnh báo nếu bạn chỉnh âm lượng vượt mức này.
2. Không nên nghe liên tục quá 1 giờ
Nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn (trên 80 dB) trong hơn 1 giờ liên tục cũng ảnh hưởng lớn đến thính lực. Bạn nên để tai nghỉ ngơi một lúc sau 1 giờ nghe nhạc để bảo vệ nó.
3. Tận dụng earplug (đồ nhét tai)
Ngay cả khi không dùng tai nghe, môi trường xung quanh với âm thanh lớn như buổi hòa nhạc, quán bar, sự kiện thể thao, tàu điện ngầm hay công trường cũng rất có hại cho đôi tai. Nếu được, hãy mang theo các cặp earplug (đồ nhét tai) để giảm mức âm thanh lớn phải nghe nếu ở môi trường đó trong thời gian dài. Hầu hết tai nghe của Xiaomi đều kèm theo nhiều bộ earplug nên bạn không phải lo đâu nhé!
4. Mua tai nghe chống ồn
Tai nghe chống ồn là lựa chọn ưa thích của các DJ chuyên nghiệp. Với khả năng cách âm từ môi trường rất tốt, bạn có thể nghe trọn vẹn âm thanh phát ra từ tai nghe mà không cần bật lớn âm lượng để nghe rõ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu tai nghe chống ồn của Xiaomi với khả năng cách âm rất tốt trong môi trường công cộng.
5. Dùng tai nghe trùm đầu (headphone)
Khác với tai nghe nhét tai (earphone), tai nghe trùm đầu (headphone) không phát âm thanh trực tiếp vào màng nhĩ nên có thể giúp bảo vệ tai tốt hơn. Bạn có thể tham khảo mẫu Mi Headphone để trải nghiệm.
Nguồn Internet