Tin trong nước
Tổng quát về bệnh viêm tai giữa xương chũm
Đây là tình trạng tai giữa bị tổn thương và lan vào xương chũm.
Biểu hiện của viêm tai xương chũm
Xương chũm là một loại xương xốp có chứa nhiều thông bào được thông thẳng đến bộ phận hòm, do đó khi bị viêm tai giữa nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm xương chũm. Đây là tình trạng tai giữa bị tổn thương và lan vào xương chũm. Bệnh thường có những triệu chứng như: tại tai mủ trở nên đặc và nhiều và có mùi hôi khó chịu, đột nhiên sốt cao, nghe kém, ù tai, nôn mửa, co giật, cứng gáy, đau tai lan xuống cổ và nửa bên đầu, màng nhĩ đỏ, da trên bề mặt xương chũm sưng đỏ, ấn đau.
>>Xem thêm: Bệnh viêm tai ngoài và cách điều trị
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa xương chũm cũng giống như bệnh viêm tai giữa mủ nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn vì vậy mọi người thường nhầm lẫn với các bệnh viêm tai mui hong thông thường và mất cảnh giác trong điều trị bệnh. Bệnh viêm tai xương chũm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng xấu về sau.
Phân loại và điều trị bệnh viêm tai xương chũm
Để điều trị bệnh viêm tai giữa xương chũm cần phải căn cứ vào từng trường hợp và các triệu chứng cụ thể, việc phân loại viêm tai giữa xương chũm cũng hết sức cần thiết để có các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Chứng viêm tai xương chũm cấp tính thường xảy ra ngay sau viêm tai giữa với các triệu chứng như: , ấn trên bề mặt của xương chũm có phản ứng đau rõ rệt, sốt, nghe kém, đau sâu trong tai và kèm theo ù tai hay chóng mặt.
Trường hợp mủ chảy ra các chỗ bên ngoài tai gây nên tình trạng sưng phồng ở phía sau tai, vành tai bị đẩy ra phía trước, sưng phồng ở trước trên nắp bình tai, quay đầu khó khăn,…Để chẩn đoán chính xác bệnh này cần chụp X-quang, thông thường thì phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh này là phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa bằng các kháng sinh toàn thân cùng với chống viêm.
>>Xem thêm: Các cách chữa nhiễm trùng tai hiệu quả
Cách phòng bệnh viêm tai xương chũm tốt nhất là điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa, các bệnh lý về tai mũi họng, nếu đã phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời.
Nhìn chung, cả viêm tai xương chũm cấp và viêm xương chũm mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể dẫn tới tử vong, do đó cần phải tích cực phòng ngừa bệnh bằng cách khám sức khỏe định kỳ đảm bảo phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh lý về tai thường ít được quan tâm đến nhất trong các bệnh lý về tai mũi họng, thường bị bỏ qua. Trên thực tế, một số bệnh về tai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả nặng nề nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Tai là bộ phận rất quan trong trong hệ thống tai – mũi – họng và thường xuyên bị viêm nhiễm vì cấu tạo có những sợi lông mỏng, nhỏ bên trong tai dễ bị tổn thương. Trên thực tế, có nhiều người chưa thực sự quan tâm đến các bệnh về tai, thậm chí có những thói quen gây hại cho tai. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, các bệnh về tai gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể mất thính giác, đặc biệt với trẻ em.
1. Viêm tai giữa
Đây là một bệnh khá phổ biến, là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về tai, bệnh có ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ từ 6 – 18 tháng tuổi. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em rất đa dạng: chảy nước vào tai, ô nhiễm không khí, nhiễm lạnh…Ở người trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh: Do sự tổn thương của các niêm mạc trong tai, một số bệnh nội khoa như: hệ thần thực vật, thiếu máu não…
Viêm tai giữa không phải là bệnh nguy hiểm nếu bạn phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt, với trẻ em, việc hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh có ý nghĩa quan trọng sẽ đảm bảo sức khỏe “ thính giác” cho trẻ, bảo vệ tương lai phát triển học tập của trẻ. Thông thường, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu sưng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh triển nặng hơn, cần có sự can thiệp của phẫu thuật. Vì vậy khi có biểu hiện viêm, đau tai, nhất thiết phải đi khám để có hướng dẫn của bác sĩ.
2. Bệnh ù tai
Trong xã hội hiện đại với áp lực công việc, những tiếng ồn gây ra bệnh ù tai. Nếu như viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em, thì bệnh ù tai là một trong các bệnh về tai thường gặp ở người lớn và người cao tuổi. Bệnh ù tai là hiện tượng không nghe rõ những âm thanh bên ngoài hoặc thường xuyên cảm thấy có tiếng động, âm thanh lạ ở trong tai.
Một số nguyên nhân gây bệnh: Các tổn thương trong tai: viêm màng nhĩ ngoài, dáy tai nhiều gây tắc, dị tật ngoài tai xơ cứng tai…một số bệnh nội khoa: hệ thần kinh thực vật, thiếu máu não… Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đúng cách, lạm dụng các chất kích thich gây bệnh ù tai. Để hỗ trợ điều trị bệnh ù tai, trước hết bạn nên loại bỏ những tác nhân gây bệnh: tiếng ồn của môi trường, giảm bớt stress, tập yoga…Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy trợ thính.
3. Viêm tai ngoài
So với hai bệnh trên, thì viêm tai ngoài là bệnh ít gặp hơn. Với các triệu chứng ngứa nhưng không đau tai, viêm tai ngoài không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng gây ra nhiều phiền phức. Khi ống tai ngoài bị nhiễm vi khuẩn, virus, hay chấn thương, dẫn đến tình trạng viêm đau, bệnh nhân cần đi khám để có hướng hỗ trợ điều trị thích hợp, không được tự ý bỏ qua, hoặc dùng thuốc không theo chỉ định.
Nguồn Internet