Tin trong nước
Những điều cần biết khi chữa bệnh viêm họng
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm họng nhưng đa phần là do các loại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, rượu, khói bụi, hoá chất và thói quen ăn uống của chúng ta. Vì vậy cần phải tìm hiểu những điều sau đây để có được một cơ thể khỏe mạnh và không mắc các bệnh tai mũi họng.
Nhiễm virus
Phần lớn viêm họng được kích hoạt bởi các loại virus như cảm lạnh, cảm cúm,… Một số bệnh lý do virus gây ra:
Bạch cầu đơn nhân: là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, như dùng chung đồ dùng, đồ ăn với người bị bệnh.
Sởi: là bệnh truyền nhiễm ngoài đau họng còn có các triệu chứng như phát ban, sốt.
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng gây lở loét trên da.
Nhiễm khuẩn
Viêm họng, đau họng do vi khuẩn thường ít gặp hơn do virus, một số loại vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng đó là:
Do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây viêm họng
Bạch hầu gây viêm họng
>>Xem thêm: Các bệnh về họng thường gặp
Ăn thực phẩm quá nóng, quá cay, quá lạnh làm họng thêm đau rát
Dùng các món ăn quá nóng hay quá cay có chứa tiêu, ớt, xào, món chiên…và món ăn lạnh sẽ khiến họng bị tổn thương và gây cảm giác nóng, rát, sưng họng, vướng họng, cổ họng bị kích ứng.
Nên uống nước ấm, nước quả, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.
Kháng sinh chỉ làm dứt ngay triệu chứng chứ không hạn chế tái phát bệnh
Kháng sinh chỉ có tác dụng với nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn, không có tác dụng với nấm và virus nên việc sử dụng không đúng, lạm dụng kháng sinh sẽ gây kháng thuốc, nhờn thuốc, giảm sức đề kháng. Bệnh nhân uống kháng sinh liều cao sẽ khó hết bệnh mà lại tái phát bệnh nhanh. Tác dụng của kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh do đó làm dứt ngay các triệu chứng đau, sưng, ngứa rát họng.
>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng – khởi đầu của nhiều bệnh
Không nên dùng nhiều kháng sinh khi điều trị tai mũi họng
Tuy nhiên, dùng kháng sinh chữa bệnh tai mũi họng cũng đồng thời tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi của cơ thể chúng ta, đặc biệt là đường ruột, và vì thế sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể, hấp thu dưỡng chất khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng khiến bệnh tái phát bệnh nhanh. Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
Không phải tất cả nguyên nhân gây đau họng, viêm họng đều là do virus hoặc vi khuẩn mà ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
Dị ứng với nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa, các chất kích ứng khác như hơi hóa chất,… làm cho niêm mạc họng bị kích ứng gây viêm, sưng nề và đau.
Không khí khô cũng là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho cổ họng của bạn bị khô, virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
Nghiện thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên có thể gây viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
Nói nhiều, la hét quá to có thể gây tổn thương niêm mạc họng
4. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thức quản là tình trạng acid dạ dày chảy ngược lên, tràn vào thực quản gây ra một loạt các triệu chứng như đau họng, khản tiếng, ợ nóng, buồn nôn,…
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây đau họng, viêm họng, ngoài ra còn một số trường hợp hiếm gặp hơn như ung thư cổ họng, dấu hiệu của HIV,…
Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ ?
Hầu hết các trường hợp đau họng, viêm họng không cần đến sự chăm sóc của các bác sĩ, nhưng nếu đau họng, viêm họng kéo dài hơn 1 tuần hoặc có kèm các triệu chứng như khó thở, đau khớp, khó nuốt, đau tai, phát ban, sốt cao, dịch đờm có lẫn máu, trong họng có khối u, khản tiếng kéo dài hơn 2 tuần thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp, xác định chính xác tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.
Nguồn Internet