slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Có thể chết vì truyền dịch tại nhà

Cập nhật: 23/05/2012

Nhiều người thấy truyền dịch là một thủ thuất rất đơn giản, dễ thực hiện nên tự làm tại nhà. Nhưng thực tế nó có thể gây ra nhiều tai biến nguy hiểm.

Bộ phận khám bệnh online của AloBacsi từng nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc truyền dịch tại nhà có những người cũng ngờ ngợ nhận ra việc truyền dịch tại nhà có thể gây nguy hiểm nhưng vẫn muốn làm cho tiện lợi.

Bạn đọc Nam (Tân An, Long An) hỏi: “Mẹ tôi hay cảm thấy mệt mỏi trong người, những lúc như thế mẹ mua dịch truyền và nhờ cậu tôi (là y tá) truyền tại nhà. Xin hỏi BS, tự truyền dịch như mẹ tôi có nguy hiểm không?”.

Bạn đọc Minh Lâm (Cao Bằng) cũng thắc mắc: “Bố tôi bị đái tháo đường đã 10 năm nay. Vừa qua bố tôi bị tăng đường huyết trên 20mmol/l. Bố tôi đã dùng thuốc hạ đường huyết nhưng sau một thời gian dùng thuốc bố tôi lại bị suy kiệt, tụt đường huyết. Vậy bố tôi có thể truyền dịch tại nhà được không?”.

Theo BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo thì tự ý mua dịch về truyền tại nhà là điều hết sức nguy hiểm cho sức khỏe. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp bị tai biến do truyền dịch như bị hoại tử một phần cơ do sự cố chệch ven hay tử vong do sốc phản vệ. Tất nhiên, những trường hợp rủi ro này không phải nhiều, song việc lạm dụng truyền dịch cũng gây nhiều tốn kém không đáng về tiền bạc và thời gian, lại không thể nói trước được những nguy cơ nếu sơ xảy.

Thậm chí có trường hợp vì truyền dịch tại nhà nên khi bệnh nhân bị sốc phản vệ, không có bác sĩ xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Năm 2010, tại huyện Hoài Nhơn, Bình Định từng xảy ra vụ 1 y tá thôn truyền dịch tại nhà cho 2 em trai bị sốc phản vệ và cả hai đều tử vong.

Gần đây nhất, một bệnh nhân trẻ trên H.T.Y (sinh năm 1991) tại hải phòng đã bị tai biến khi truyền dịch tại nhà bà Vũ Thị Hương (là 1 y tá nghỉ hưu, tự mở cơ sở điều trị y tế tại nhà). Do không được theo dõi nên khi xảy ra tai biến, chị Y. không được phát hiện và xử lý kịp thời. Đến khi chị được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả để cấp cứu thì hầu như đã vô vọng và kết quả là chị tử vong.

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo khuyên: “Tất cả các loại dịch truyền cũng như thuốc uống đều có chỉ định và chống chỉ định, vì vậy cần có chỉ định của bác sĩ mới được truyền dịch để loại trừ các bệnh lý gây tai biến trong lúc truyền. Không nên tự ý truyền dịch tại nhà để tránh những nguy cơ không đáng có!”.

                                                                                                                                                                                               Theo Alobacsi

Tin liên quan