slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Vào cuộc nhanh, không để dịch bùng phát

Cập nhật: 20/03/2012

Đó là chỉ đạo quyết liệt của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khi dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại TP.HCM ngày 16/3 về công tác y tế dự phòng, công tác phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM) và sốt xuất huyết (SXH) trong bối cảnh dịch đang lan rộng và tăng cao.

Dịch “nóng” toàn thành phố

Không chỉ dừng lại ở các quận, huyện ngoại thành, ngay cả các quận trung tâm TP.HCM, số ca mắc TCM đã tăng ở mức cao và có độ phủ rộng ở hầu hết các phường, xã. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã cùng đoàn công tác trực tiếp đến thăm các hộ gia đình có trẻ mắc TCM và kiểm tra một số hộ có trẻ nhỏ trên địa bàn quận 1, hướng dẫn cách phòng bệnh cho các hộ dân.

 

Trên địa bàn quận 1, Trung tâm YTDP quận 1 cho biết, tính đến nay đã có 38 trường hợp mắc TCM, trong đó bệnh nhân sống tại địa bàn là 20 ca, nơi khác là 7 ca. Đáng lưu ý là có 7 trẻ đang đi học. Từ đầu năm đến nay đã phát hiện 4 trường mầm non trên địa bàn có xuất hiện TCM; trong đó có 1 trường để dịch TCM bùng phát với 9 ca vào tháng 2/2012. Về SXH, quận cũng ghi nhận có 41 điểm nguy cơ với 66 ca mắc từ đầu năm đến nay.

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có 1.351 ca mắc TCM, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Hiện mỗi tuần có 200 ca mắc mới, còn SXH mặc dù có giảm so với cùng kỳ nhưng hiện mỗi tuần cũng có 120 ca. Rộng hơn, theo thống kê của Viện Pasteur TP.HCM, số ca mắc TCM từ đầu năm đến nay tại khu vực phía Nam đã tăng nhanh chóng, tăng 382,9% so với cùng kỳ; trong đó có 9 ca tử vong đều do EV71 gây ra. Dịch bệnh phát triển theo chu kỳ mùa mưa, dự báo 9 tháng cuối năm có khả năng sẽ phải đối diện với nhiều dịch bệnh cùng một lúc.

Cần quyết tâm hơn nữa trong phòng bệnh!

Bệnh TCM diễn biến phức tạp ngay từ đầu năm và chưa xác định được nguyên nhân bùng phát dịch.  Xác định TCM là dịch bệnh trọng điểm, Bộ Y tế đang đặt trọng tâm vào vấn đề điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do TCM được ưu tiên hàng đầu. Thực hiện tốt Đề án 1816 để hỗ trợ kỹ thuật cho các bệnh viện quận, huyện. Ngoài ra, tổ chức các khóa huấn luyện ngắn ngày, tập trung cho các tỉnh có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao như: Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai. Hỗ trợ các trang thiết bị kỹ thuật cho một số tỉnh trọng điểm. Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như nhân lực để đối phó với dịch bệnh.

Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM có ý kiến đề xuất rằng ngành y tế TP.HCM có thể đưa người và trang thiết bị xuống các tỉnh lân cận, nơi có dịch TCM cao nhằm điều trị tại chỗ thay vì phải chuyển lên TP.HCM vốn đã quá tải trầm trọng. Liên quan đến vấn đề này, BS. Nguyễn Văn Châu, Cục phó Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong đợt khảo sát điều trị TCM ở các tỉnh, một số bệnh viện không biết sử dụng máy lọc máu nên bỏ qua cơ hội cứu sống cho trẻ mắc TCM. “Khả năng chẩn đoán bệnh TCM của các bệnh viện tỉnh còn hạn chế, nhất là tuyến huyện nên điều trị TCM chưa tốt nên cứ đưa bệnh nhân về thành phố”- BS. Châu cho biết.

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể  các bác sĩ về năng lực chuyên môn, đào tạo nhân lực, chỉ đạo hướng dẫn các bệnh viện tuyến dưới… Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, năm 2012 tình hình dịch bệnh TCM đã diễn biến phức tạp ngay từ đầu năm chứ không theo chu kỳ như những năm trước.

 

Theo đó, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương cần chú trọng và đẩy mạnh công tác dự phòng. Ngoài ra, lãnh đạo Bộ sẽ chỉ đạo mạnh mẽ trong công tác điều trị để giảm tối đa vấn đề tử vong.  Mục tiêu quyết liệt của Bộ Y tế trong đối phó dịch bệnh năm nay là hạn chế tối đa ca tử vong, do đó phải chú trọng điều trị. Bên cạnh đó là công tác dự phòng, tuyên truyền tới từng người dân để có thể khống chế, chặn đứng không cho dịch bệnh lây lan.

                                                                                                                                                                          Theo Suckhoe&doisong

Tin liên quan