slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Điều chỉnh giá viện phí song song với tăng hỗ trợ cho người nghèo

Cập nhật: 17/03/2012

Trong 1,5 giờ đồng hồ diễn ra cuộc đối thoại trực tuyến giữa Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với người dân trên Cổng thông tin điện tử sáng thứ 6, ngày 16/3, vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất là việc điều chỉnh giá viện phí có làm tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) hay không và Nhà nước sẽ có hỗ trợ như thế nào đối với người dân nghèo tham gia BHYT, làm gì để đẩy nhanh thực hiện BHYT toàn dân…

Chất lượng KCB sẽ được cải thiện khi điều chỉnh viện phí

Không chỉ tại buổi đối thoại trực tuyến này mà trước đó, ngày 15/3, tại một hội nghị của ngành y tế, vấn đề điều chỉnh giá dịch vụ y tế liệu có làm cho chất lượng KCB tăng lên đã được đông đảo phóng viên báo chí đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Theo Bộ trưởng, để trả lời câu hỏi này không phải ngay lập tức sẽ có đáp án mà cần phải có lộ trình, tuy nhiên việc điều chỉnh giá viện phí sẽ góp phần làm cho chất lượng KCB được cải thiện. Dẫn chứng từ một bệnh viện địa phương khi ông Trương Quý Dương - Giám đốc BVĐK Hòa Bình, chất lượng KCB sẽ được cải thiện. Tuy nhiên mức độ cải thiện thì còn tùy thuộc từng nơi. Việc điều chỉnh chi phí giường bệnh, khám bệnh thì sẽ giúp BV có thể bổ sung ngay phòng ốc, lực lượng bảo vệ, vệ sinh… ít nhất một phần nào đó đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh.

Trả lời câu hỏi của người dân về việc Nhà nước đã cân nhắc, tính toán như thế nào khi quyết định tăng viện phí vào đúng thời điểm khó khăn như hiện nay và việc tăng viện phí có khiến những người dân bị mắc các bệnh hiểm nghèo sẽ không thể đủ tiền chi trả khi đi KCB ở tuyến Trung ương? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, những băn khoăn của độc giả là rất chính đáng, Chính phủ và ngành y tế trăn trở nhiều về vấn đề này trước khi ban hành thông tư. Đối tượng mà chúng ta lo nhất vẫn là người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng khó khăn…

 

Tuy nhiên, với người nghèo hiện nay, Nhà nước hỗ trợ 95%, với đối tượng cận nghèo, năm nay hỗ trợ mức đóng BHYT là 70%… Bên cạnh đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 14 điều chỉnh hỗ trợ KCB cho người nghèo. Ngoài ra, các đối tượng dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn và nghèo mà mắc bệnh hiểm nghèo như chạy thận nhân tạo, ung thư… được hỗ trợ một phần tiền ăn, đi lại, chữa bệnh... Còn những đối tượng khác thì đã nằm trong diện BHYT. Dẫn chứng ra những con số hỗ trợ cụ thể này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Nhà nước và ngành y tế đã cân nhắc kỹ khi ban hành thông tư điều chỉnh giá viện phí.

Có độc giả thắc mắc tại sao các BV cứ kêu lỗ nhưng chưa BV nào “ngắc ngoải” và Bộ Y tế đã bao giờ nhận được báo cáo lỗ của BV nào chưa? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời ngay: Tình trạng này rất nhiều, thậm chí có thể nói là nhiều BV đang rất khó khăn. Bộ Y tế, Sở Y tế nắm khá chắc nguồn thu chi của các BV và có thể nói mức thu hiện nay, những người quản lý chịu áp lực rất lớn. Nhiều lãnh đạo BV nói một cách hình ảnh là “tự ăn thịt mình”, họ khẳng định tồn tại như thế này là một nỗ lực rất lớn. Bộ trưởng cũng chia sẻ, việc điều chỉnh giá viện phí lần này mới chỉ là một phần. Do đó, nói mức thu như cũ mà không khó khăn là không đúng sự thật. Đơn cử, BV Bạch Mai cho biết năm 2011 BV nợ 70 tỉ đồng nếu Bộ không cấp thêm kinh phí vì lương cơ bản tăng.

“Mua thẻ BHYT chỉ gần 500.000đ/năm, nhưng được hưởng lợi gấp nhiều lần khi đi KCB”

Trả lời câu hỏi của người dân về việc người dân nghèo không có tiền mua bảo hiểm, nếu viện phí tăng, họ có được hỗ trợ khi đi chữa bệnh không? Bộ trưởng cho rằng, mức đóng BHYT chỉ vào khoảng từ 400.000 - 500.000 đồng/năm, trong khi mức chi có thể lên tới hàng trăm triệu đồng tùy vào từng trường hợp bệnh. Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, người dân nên mua BHYT vì đây là nguồn tài chính an sinh xã hội và góp phần hỗ trợ, chia sẻ rất nhiều cho gánh nặng tài chính của người bệnh.

Trước câu hỏi, ngành y tế sẽ làm gì để đẩy mạnh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, trong khi hiện vẫn còn đến 40% dân số chưa tham gia BHYT? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã rất thẳng thắn cho rằng, các nước phải trải qua thời gian rất dài mới thực hiện được mục tiêu BHYT toàn dân. Cho nên con số 60% người dân tham gia BHYT cũng là nỗ lực rất lớn của chúng ta. Tuy nhiên, phần 40% còn lại cũng đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Để tiến tới BHYT toàn dân, Bộ Y tế sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hơn Luật BHYT trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Bên cạnh đó, Bộ sẽ đề nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về lộ trình BHYT toàn dân.

 

Về quản lý nhà nước, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ xây dựng đề án lộ trình BHYT toàn dân, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo về vấn đề này, bởi đây là vấn đề an sinh xã hội lớn, thể hiện sự ưu việt của chế độ ta, cần phối hợp của toàn hệ thống chính trị. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang đề nghị đưa tỷ lệ người dân có BHYT như một chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản, một chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Một vấn đề khác là vận động, tuyên truyền, vì nhiều người dân vẫn có tâm lý khi ốm đau mới mua BHYT. Đồng thời, nâng cao chất lượng KCB để thu hút người dân, làm hài lòng người bệnh; nghiên cứu, đổi mới phương thức chi trả BHYT…

Với ý kiến của bạn đọc về việc tại sao cán bộ ngành y thiếu nụ cười khi KCB cho bệnh nhân, Bộ trưởng cho rằng, nghề này đòi hỏi 3 yếu tố: y lý, y thuật (là chuyên môn) và y đức. Vì vậy, để KCB tốt, người thầy thuốc ngoài dược phẩm, trang thiết bị còn có tấm lòng, phải có nụ cười, tính nhân văn. Tình trạng thiếu nụ cười cũng xảy ở một số cơ sở nhất là ở những nơi quá tải ở phòng khám ngoại trú, phòng khám bệnh, quá đông, chật chội, nóng bức, ngột ngạt, một số cán bộ nhân viên còn thiếu nụ cười hay nhiều khi thái độ cũng chưa được ân cần. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã và đang thực hiện việc gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đẩy mạnh thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ y tế đã được ban hành.        

                                                                                                                                                                        Theo Suckhoe&doisong

Tin liên quan