slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Người lớn dễ lây bệnh tay chân miệng cho trẻ

Cập nhật: 28/02/2012

Bệnh tay chân miệng (TCM) chỉ ghi nhận ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn chưa mắc bệnh. Tuy nhiên đây cũng chính là đối tượng dễ mang nguồn lây, lây bệnh cho trẻ nhất nếu không có biện pháp phòng ngừa, vệ sinh phù hợp” – BS Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccine sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng trao đổi với Kienthuc.net.vn.

Theo BS Lãm: TCM đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Chỉ tính riêng Đà Nẵng, từ hai tuần nay, trung bình mỗi ngày có đến 15 – 20 trẻ TCM nhập viện điều trị. Tính đến ngày 27/2, thành phố có hơn 150 trẻ mắc TCM. Tập trung chủ yếu tại các quận Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ… Đặc biệt đã có 1 trẻ 22 tháng tuổi chết vì tay chân miệng. Trong khi đó, so với cùng kỳ năm 2011 chỉ có 4 trường hợp mắc TCM trên địa bàn.

Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh TCM bùng phát nhanh?

Theo các chuyên gia y tế, năm 2012 bệnh TCM sẽ bùng phát trên cả nước, trong đó chủ yếu tại các tỉnh thành miền Trung và miền Bắc. Nguyên nhân do dịch TCM thời qian qua đã bùng phát mạnh tại các tỉnh thành phía Nam. Theo đó, ngành chức năng triển khai hàng loạt các biện pháp để dập dịch, phòng ngừa, điều trị cho các đối tượng dễ lây nhiễm TCM. Sức đề kháng của trẻ cũng tốt hơn và dễ miễn dịch với các chủng virus của TCM. Trong khi đó, các tỉnh thành miền Trung thời gian qua chỉ xuất hiện rải rác TCM, kéo theo các đối tượng tiềm ẩn nguy cơ mắc TCM là rất lớn. Dịch bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2011 và tiếp nối vào những tháng đầu năm 2012 nên con số trẻ mắc TCM tiếp tục diễn biến tăng. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp tạo điều kiện cho các chủng virus TCM phát triển, lây lan trong cộng đồng…

Không chỉ tăng số trẻ mắc TCM, các ca bệnh nặng cũng có xu hướng gia tăng, ông nhận định gì về tình trạng này?

 

Các ca bệnh TCM nặng phải nằm phòng hồi sức nhi Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đà Nẵng) mỗi ngày có trên dưới chục trường hợp. Điều này cho thấy các tuýp gây bệnh TCM có nhiều biến động. Những năm trước tuýp gây bệnh nhẹ, ít tử vong nhưng những tháng đầu năm nay, cùng việc bùng phát số ca mắc TCM, tuýp gây bệnh cũng tăng về cường độ nguy hiểm, phức tạp. Đặc biệt, trên địa bàn xuất hiện tuýp gây bệnh EV71 gây biến chứng tử vong. Ca tử vong đầu tiên trong năm 2012 của Đà Nẵng cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với EV71….

Nhiều trẻ mắc bệnh TCM tại gia đình, tái phát bệnh ngay tại địa phương, không riêng ở các trường mẫu giáo, theo ông đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này?

Trường hợp tái phát bệnh có thể do nguồn lây bệnh ở địa phương chưa được xử lý triệt để. Nếu còn mầm bệnh, khi xuất viện về nhà, trẻ vẫn dễ tái phát. Đặc biệt, nguồn lây bệnh TCM rất phức tạp. Không chỉ trẻ lây qua trẻ mà chính người lớn có thể là nguồn lây bệnh. Khi tiếp xúc với các trẻ mắc TCM, hoặc với các mầm bệnh TCM, người lớn không vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch tay chân vẫn chăm sóc trẻ em trong gia đình thì có thể lây bệnh nhanh chóng.

 

Đóng cửa nhiều lớp học vì có trẻ mắc TCM

Sáng 27/2, trường Mầm non tư thục Thiên Nga (Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) bắt đầu mở lớp trở lại sau 2 ngày đóng cửa trường để tăng cường công tác phun hóa chất, xử lý các nguồn bệnh TCM. Trước đó, ngày 14/2, trường có 1 trẻ tử vong vì TCM. Tại trường ghi nhận thêm 2 – 3 trẻ khác cùng mắc TCM nên quyết định tạm ngưng một lớp học.

Tại quận Thanh Khê, một trường mầm non phải đóng cửa lớp học vì có 2 trẻ mắc TCM trong cùng một lớp.

Tại trường Mầm non Trúc Đào (Lý Tự Trọng, TP Đà Nẵng), có hai trẻ khác lớp bị mắc TCM. Theo cô Phan Thị Xuân Trâm, hiệu trưởng trường này: trường thông báo cho các phụ huynh, đồng thời tăng cường các công tác phòng, phun hóa chất dập dịch. Do hai học sinh này không ở một lớp nên chưa phải ngưng lớp học 10 ngày theo quy định. Đơn vị lập ban sức khỏe theo dõi dịch bệnh để kịp thời kiểm tra, phát hiện các trường hợp trẻ có dấu hiệu.

 

                                                                                                                                                                                               Theo Bee.net

Tin liên quan