Tin trong nước
Nguy kịch vì uống rượu methanol triền miên
Cập nhật: 12/12/2013
Bệnh nhân T.V.N. (37 tuổi) và L.V.P. (28 tuổi) nhập viện Cấp cứu Trưng Vương trong tình trạng nôn ói, khó thở, mắt mờ, tri giác lơ mơ,... do uống rượu liên tục rượu có methanol 2 ngày liền.
Cuối tháng 10/2013, khoa cấp cứu bệnh viện Quận Thủ tiếp nhận bệnh nhân nam P.Đ.T. (55 tuổi ngụ Thủ Đức) trong tình trạng ngộ độc rượu sau 4 ngày “ngâm mình trong hủ hèm”. Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân liên tục la hét, vung tay, chân và co giật, miệng trào bọt... Qua khau thác bệnh sử, BS Nguyễn Hồng Trường - Trưởng khoa cấp cho biết, bệnh nhân nghiện rượu lâu năm, bốn ngày vừa qua đã liên tục uống rượu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, trong máu bệnh nhân có nồng độ cồn rất cao kết hợp tình trạng nhiễm axit dạ dày rất nặng. “Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong. Chúng tôi đã nhanh chóng tiến hành các phương pháp kiểm soát tình trạng axit máu và hạ nồng độ cồn trong máu. Và phải sau 4 ngày điều trị tích cực bằng Quy trình tiếp cận bệnh nhân toan chuyển hóa nặng, bệnh nhân dần tỉnh táo lại và có thể tiếp xúc, ăn uống và nói chuyện được.
Tiếp đó, ngày 14 và 15/11 tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương tiếp nhận hai bạn nhậu ngụ tại huyện Bình Chánh. Nạn nhân của rượu lúc này là bệnh nhân T.V.N. (37 tuổi) và L.V.P. (28 tuổi) ngộ độc methanol rất nặng. Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận, cả 2 đều tham gia một bàn nhậu và uống rượu liên tục trong 2 ngày thì có dấu hiệu nôn ói, khó thở, mắt mờ, tri giác lơ mơ,...
Bệnh nhân được người nhà đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu nhưng bệnh tình không thuyên chuyển nên được chuyển lên Trưng Vương điều trị. bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nặng, rối loạn toan chuyển hóa, mất tri giác, có biểu hiện suy hô hấp, hôn mê... Các BS đã tiến hành can thiệp lọc máu và hỗ trợ máy thở, truyền dịch và Ethanol - chất “điều hòa” Methanol,... để giảm nồng độ Methanol trong máu, hồi sức. Sau nhiều ngày điều trị, cả hai bệnh nhân mới qua được nguy kịch.
BS Nguyễn Hồng Trường, Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện quận Thủ Đức nhận định: “Ngộ độc rượu nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao, sác xuất có thể lên tới 100%. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do methanol pha lẫn trong rượu hoặc làm rượu lậu chưng cất có methanol.Tuy nhiên, việc chẩn đoán ngộ độc rất khó khăn. Các BS hiện chủ yếu dựa vào khai thác bệnh sử, đánh giá triệu chứng đặc hiệu trên lâm sàng. Muốn kiểm tra chính xác nhất phải dựa vào phương pháp sắc ký nhưng ít nơi làm được và khó có kết quả trong 24 giờ.
Một khó khó khăn khác, đa phần trường hợp ngộ độc rượu là dân nghèo nhập viện ở tuyến cuối việc chẩn đoán ngộ độc rượu tại đây vẫn còn hạn chế, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa do các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng... Theo BS Nguyễn Hồng Trường: “Ăn nhậu gần như đã trở thành văn hóa, để khuyên người dân hạn chế hoặc bỏ rượu bia là rất khó. Muốn ngăn chặn tận gốc tình trạng ngộ độc đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để kiểm soát chặt chẽ chất lượng rượu bia. Người tiêu dùng phải thấy tác hại của rượu độc để tự hạn chế mình. Ngành Y tế cần sớm có phác đồ điều trị để cứu chữa kịp thời cho những trường hợp ngộ độc.”
Theo Dân Trí
Tin liên quan