slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Năm 2013 sẽ có vắcxin cúm H5N1 ‘made in’ Việt Nam

Cập nhật: 13/02/2012

- Đây là thông tin từ Phó giáo sư Trần Thế Hiển - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết...

Nghiên cứu vắcxin H5N1 trên người đang ở giai đoạn 3, thử nghiệm trên quần thể lớn về tính an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ. Đây là cơ sở trình Bộ y tế để đưa văcxin vào sản xuất và sử dụng ở người.

Thông tin được phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đơn vị nghiên cứu vắcxin phòng cúm H5N1 cho biết

Cũng theo ông, theo kế hoạch thì đến cuối năm nay sẽ kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Sau đó, kết quả nghiên cứu sẽ trình hội đồng khoa học, hội đồng xét duyệt vắcxin sinh phẩm Bộ Y tế. Công trình này được Viện tiến hành từ năm 2005.

Trong khi đó, sau gần 2 năm vắng bóng, dịch cúm H5N1 trên người đã trở lại và nguy hiểm hơn. Chỉ riêng trong tháng 1/2012 đã có 2 ca mắc và cả hai đều tử vong.

Hiện dịch cúm gia cầm dịch đã xuất hiện tại 5 tỉnh, thành là Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng, Hà Nam và Hải Dương. Các chuyên gia dự báo dịch có nguy cơ lây lan và bùng phát trên diện rộng vì nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch, đặc biệt chủng virus cúm gia cầm tại các tỉnh phía Bắc đã biến đổi, chưa có vắcxin phù hợp.

Vì thế, theo phó giáo sư Hiển, nếu không cảnh giác, không áp dụng phương pháp dự phòng chủ động thì vẫn có thể xảy ra các ca bệnh ở người. Tuyệt đối không giết mổ gia cầm đã chết hoặc bị bệnh, không ăn tiết canh… Khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế phát hiện và điều trị kịp thời.

                                                                                                                                                                                     Theo VnExpress
 

Tin liên quan