slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Bệnh nghề nghiệp tại nước ta đang tăng mạnh

Cập nhật: 04/05/2013

Theo thống kê mới nhất, tại Việt Nam, có gần 28.000 người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 10 lần.

Nhân ngày An toàn và Sức khỏe Lao động Thế giới (28/4), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi một chiến dịch toàn cầu “cấp thiết và mạnh mẽ” nhằm đối phó với tình trạng gia tăng các bệnh nghề nghiệp, ước tính cướp đi sinh mạng khoảng 2 triệu người mỗi năm. Theo Bộ Y tế nước ta, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa, trong năm 2012 đã tăng so với năm 2011. Tính đến cuối năm 2012, theo báo cáo, gần 28.000 người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 10 lần.

Tổng số 28 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán báo hiểm y tế. Trong đó, bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca, theo sau là điếc do tiếng ồn (17%). Trong một báo cáo đưa ra nhân ngày An toàn và Sức khỏe Lao động Thế Giới, ILO cho biết mặc dù số người chết vì bệnh nghề nghiệp cao gấp sáu lần tai nạn lao động nhưng vấn đề bệnh nghề nghiệp lại không được chú trọng bằng.

Trong 2,34 triệu người chết mỗi năm liên quan tới lao động, có khoảng 2,02 triệu trường hợp có nguyên nhân từ bệnh nghề nghiệp. Con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết mỗi ngày. ILO cũng ước tính có tới 160 triệu trường hợp mắc mới các bệnh không gây tử vong liên quan tới nghề nghiệp mỗi năm.

Còn theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam trong năm 2012, gần 2 triệu người lao động – tức chỉ khoảng chưa đầy 4% lực lượng lao động có việc làm cả nước – được khám bệnh. Trong số đó, 7% có sức khỏe loại yếu.  “Cái giá lớn nhất của bệnh nghề nghiệp chính là mạng sống con người. Bệnh nghề nghiệp làm bần cùng hóa người lao động và gia đình họ, ảnh hưởng lớn tới cả cộng đồng khi mất đi những lao động năng suất nhất,” Tổng Giám Đốc ILO Guy Ryder nhấn mạnh.

Theo ông Ryder, phòng ngừa là chìa khóa giải quyết gánh nặng mà bệnh nghề nghiệp mang lại. Đó là biện pháp hiệu quả và và ít tốn kém hơn chi phí dành cho điều trị và phục hồi chức năng. Ông cho biết ILO đang kêu gọi xây dựng một “mô hình phòng ngừa toàn diện và thống nhất hướng tới các mục tiêu làm giảm bệnh nghề nghiệp, chứ không chỉ đối phó với các thương tật lao động”.

Ông Sharan Burrow, Tổng thư ký Liên đoàn Công đoàn Quốc tế, cho rằng: “Không thể chấp nhận cảnh người lao động phải đánh đổi sức khỏe để kiếm sống. Bởi không được phép quên rằng bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội – một gánh nặng hoàn toàn có thể phòng tránh được”.

Những thay đổi về xã hội và công nghệ, cùng với tình hình kinh tế thế giới, đang làm trầm trọng thêm những rủi ro hiện tại đối với sức khỏe và tạo nên những hiểm họa mới. Những bệnh nghề nghiệp phổ biến, như bụi phổi silic hay những bệnh gây ra do hít phải amiăng, vẫn rất phổ biến, trong khi đó những bệnh mới xuất hiện như rối loạn tâm thần hoặc xương khớp, ngày càng gia tăng.

Trên thực tế, bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động, gia đình của họ, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. ILO ước tính tai nạn nghề nghiệp và các bệnh liên quan gây ra thiệt hại khoảng 4% GDP toàn cầu, tương đương với 2,8 nghìn tỷ USD mỗi năm. Ông Ryder nhận định, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp không đơn giản, không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nhưng có thể cải thiện dần. Hiện tổ chức ILO đang giúp Việt Nam phòng ngừa các nguy cơ bệnh nghề nghiệp bằng cách tăng cường công tác thanh tra, tự thanh tra và đào tạo về an toàn lao động trong các ngành có nguy cơ cao – xây dựng, khai thác mỏ và hóa chất – thông qua dự án “An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

                                                                                                                                                                                            Theo Dantri

Tin liên quan