Kiến thức y học phổ thông
Biến chứng nguy hiểm khi tẩy nốt ruồi
Tẩy xong mà chăm sóc da không đúng cách là cũng nguy hiểm đấy!
Nốt ruồi (melanocytic nevi) thực chất là một dạng tế bào sắc tố ở da, tên y học là khối u hắc tố.Mỗi người đều có tế bào sản xuất hắc tố rải đều trong da, quyết định màu da sáng, tối khác nhau. Khi các tế bào này tập trung nhiều hơn tại một điểm sẽ tạo nên nốt ruồi. Nốt ruồi thường xuất hiện từ nhỏ nhưng cũng có khi lớn lên mới mọc. Nốt ruồi có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể nhưng vị trí hay gặp là vùng da hở như mặt, cổ, nơi tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
Hiện nay, người ta chia việc tẩy nốt ruồi ra thành 2 dạng chính. Thứ nhất là sử dụng các phương pháp tự nhiên. Loại này thường mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Loại thứ 2 là áp dụng các phương pháp như phẫu thuật, đốt điện, tia laser, phương pháp đông điện. Trong đó có 2 phương pháp thường được sử dụng là:
Khi bạn thực hiện tẩy nốt ruồi bằng phương pháp đốt điện hoặc tia laser thì bạn sẽ được gây tê trong quá trình thực hiện. Sau khi đốt xong sẽ được sát trùng tại chỗ để tránh nhiễm trùng da và uống kháng sinh tránh bội nhiễm.
Thực tế hầu hết những nốt ruồi nhỏ, phẳng, màu đen vừa phải, không quá lớn thường là những nốt ruồi lành tính không gây nguy hại gì. Tuy nhiên, đó cũng có thể là các u hắc tố. U hắc tố ác tính (còn gọi là ung thư hắc tố) là u của tế bào melanin sinh ra sắc tố màu đen, xuất phát từ da hay niêm mạc và đa số là từ những nốt ruồi. Nếu trong trường hợp các u sắc tố thì bị tác động do biện pháp tẩy nốt ruồi bằng laser hay đốt điện thì nó sẽ kích thích tế bào ung thư phát triển nhanh, xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Nếu là u hắc tố thường có các biểu hiện như ngứa, sần sùi, màu sắc không đều, nổi gờ trên mặt da, lan rộng theo thời gian hoặc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… Nhưng theo các bác sĩ thì việc phân biệt nốt ruồi và các u sắc tố bằng mắt thường không chính xác. Chỉ khi làm xét nghiệm, giải phẫu bệnh lí mới có kết quả chính xác nhất thôi các ấy ạ!
Bên cạnh đó, nếu sau khi tẩy nốt ruồi mà teen không biết chăm sóc đúng cách thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao. Đó là bởi thực chất phương pháp tẩy nốt ruồi bằng kỹ thuật laser là đốt bỏ phần mụn ruồi nên sẽ tạo ra một vết bỏng nhỏ ở nơi đốt. Khi đó, các mạch máu bị hở nên dịch lỏng sẽ chảy ra như một cơ chế tự vệ. Vậy nên, nếu dùng cồn hoặc ôxy già để sát trùng có khả năng hoạt động mạnh thì chúng sẽ phá vỡ các tế bào non mới hình thành, làm vết thương bị "bỏng hai lần" trở nên rất lâu lành. Chính trong quá trình này, vết thương dễ bị nhiễm trùng và nếu để quá lâu sẽ gây ra phản ứng chàm hóa, biến vết thương trở nên sưng tấy, đau đớn và nổi mụn nước.
Chưa hết, ở một số cửa tiệm bán mĩ phẩm hay cửa hàng cắt tóc, gội đầu còn sử dụng những loại dung dịch axit được pha loãng để tẩy nốt ruồi. Axit pha loãng sẽ được chấm lên nốt ruồi để nốt ruồi bong ra và tan biến ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cách này rất dễ gây hoại tử da dẫn đến viêm nhiễm. Những người dùng cách này trong quá trình tẩy thường cảm thấy ngứa, đau rát. Thậm chí có người còn bị sưng đỏ, mưng mủ rất khó chịu phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa.Vì thế, các ấy không nên sử dụng phương pháp này để tẩy nốt ruồi đâu nghen!
Trước khi quyết định tẩy nốt ruồi, các ấy nên đến cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Với các nốt ruồi nằm ở vị trí nhạy cảm thì bạn càng cần phải thận trọng trước khi tẩy. Đặc biệt, các XX cũng lưu ý không được tùy tiện sử dụng các loại sản phẩm tẩy nốt ruồi không rõ nguồn gốc, nhãn mác nhé!