Tin thế giới
Khả năng lây lan cúm A/H7N9 thành dịch là rất lớn
Đó là một cảnh báo rất quan ngại của Tổ chức Y tế thế giới, khi mà các chuyên gia phát hiện vi rút H7N9 giống gen cúm H9N2 và có các dấu hiệu thay đổi để thích ứng với động vật có vú. Như vậy, đến nay không chỉ xác định chim hoang dã, gia cầm có có thể nhiễm chủng cúm nguy hiểm này mà động vật có vủ cũng có thể bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9. Khả năng lây lan thành dịch lớn trên cả loài lông vũ, động vật có vú và người là rất lớn.
Khả năng lây lan cúm A/H7N9 thành dịch là rất lớn
>>> Xem thêm: Xác nhận ca nhiễm H7N9 đầu tiên tại Đài Loan
Đây là nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong buổi làm việc với Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) về tình hình dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc diễn ra sáng 12/4 tại hà Nội. Cũng trong ngày hôm nay, Bộ Y tế đã tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn phác đồ chẩn đoán và điều trị cúm A/H7N9 cho một số bệnh viện phía Bắc.
Nhiều chủng cúm cùng tồn tại
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tại Việt Nam hiện tồn tại rất nhiều chủng cúm khác nhau, từ cúm mùa thông thường như H3N2, cúm B đến cúm đại dịch năm 2009 như H1N1, cúm H5N1. “Mới đây nhất, một bé trai ở Đồng Tháp tử vong vì H5N1. Trong khi đó, tại tỉnh Ninh Thuận đang có hiện tượng hàng ngàn con chim yến bị chết vì vi rút H5N1 và nhiều tỉnh rải rác có các ổ dịch cúm gia cầm. Cúm H7N9 thì nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Khả năng lây lan cúm A/H7N9 thành dịch là rất lớn
Đại diện WHO cho biết, dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh rất gần nhau là Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang. Số bệnh nhân nam gấp đôi nữ, tuổi 4-87. Đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm từ gia cầm hay lây nhiễm từ người sang người.
Tuy nhiên qua phân tích gene cho thấy chủng vi rút này đã tiến hóa từ vi rút cúm gia cầm và có dấu hiệu thích ứng nhanh với các loài động vật có vú. Như vậy, trong thời gian tới, không chỉ gia cầm và chim hoang dã có vi rút H7N9 mà cả động vật có vú cũng có thể bị nhiễm. Khả năng lây lan thành dịch lớn trên cả loài lông vũ, động vật có vú và người là rất lớn.
TS Takeshi Kasai, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, tại thời điểm này cũng chưa xác định được ổ bệnh, nguồn lây và phương thức lây nhiễm sang người, kinh nghiệm điều trị trên bệnh nhân chưa có. Trên thực tế điều trị số bệnh nhân hiện có tại Trung Quốc tỷ lệ tử vong cao (khoảng 27%) và tỷ lệ bệnh nặng cao (trên 50%). Dù vậy, điều may mắn là đến nay tại Trung Quốc chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với cúm H7N9 sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Khả năng lây lan cúm A/H7N9 thành dịch là rất lớn
Tuy nhiên có một diễn biến đang quán ngại, khi nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố đang điều tra khả năng vi rút H7N9 lây lan qua các thành viên một gia đình tại nước này. Nếu đây là sự thật thì có thể vi rút H7N9 có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Các chuyên gia cũng đang tiếp tục nghiên cứu về chủng vi rút mới để có bức tranh toàn diện về loại vi rút cúm mới này.
Vắc xin cúm thường có ngừa được vi rút H7N9?
Hiện FAO đang tiến hành nhiều hỗ trợ đối với Bộ NN&PTNN để ứng phó với vi rút H7N9 trong việc giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Các chuyên gia cho biết, hiện có tới 6 loại vắc xin phòng chống vi rút H7 tuy nhiên FAO vẫn chưa khuyến nghị tiêm vắc-xin đối với chủng vi rút H7N9 mà cần có thêm các nghiên cứu để làm rõ trước khi đưa ra khuyến nghị này.
Vì thế, FAO khuyến nghị các hộ chăn nuôi cần làm tốt việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và khu giết mổ tập trung, kiểm soát xuất nhập khẩu gia cầm gia súc trái phép qua biên giới.
>>> Xem thêm: Phát hiện thêm 1 tỉnh ở Trung Quốc bùng phát dịch H7N9
“Các vi rút cúm có thể chết ở nhiệt độ cao (trên 70 độ C) nên người dân cần ăn chín uống sôi để loại trừ nguy cơ bị cúm. Khi gia cầm, gia súc chết thì không nên ăn mà báo cho cơ quan y tế và thú y biết. Điều quan trọng nữa đó là cần thực hiện tốt bảo hộ khi giết thịt gia cầm (kể cả gia cầm khỏe mạnh, chưa có biểu hiện nhiễm bệnh) để phòng lây bệnh”, đại diện FAO cho biết.
WHO cũng đưa ra khuyến cáo phòng bệnh, đó là người dân cần vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp thường xuyên. Vi rút cúm không lây truyền qua thực phẩm nấu chín kỹ nên cần chế biến đúng cách, không mua bán, ăn thịt động vật ốm, chết.
Khả năng lây lan cúm A/H7N9 thành dịch là rất lớn
Còn tại buổi tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cúm A/H7N9, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, việc xây dựng hướng dẫn chẩn đoán điều trị và đưa vào tập huấn nhằm mục đích để các cơ sở y tế trong toàn quốc có thể dự trù các trang thiết bị máy móc, hóa chất, thuốc men để giúp điều tri sớm, cách ly người bệnh, khống chế dịch sớm, điều trị kịp thời để giảm tử vong, giảm mắc trong cộng đồng.
“Phác đồ này chủ yếu hướng dẫn cho việc chẩn đoán các ca bệnh nghi ngờ, cách khẳng định ca bệnh thông qua xét nghiệm, PCA, giải trình gen. Điều quan trọng thứ hai, đó là ngay khi có ca bệnh nghi ngờ đã phải cho thuốc ức chế vi rút để điều trị cúm ngay lập tức, không đợi kết quả quả xét nghiệm. Bởi kết quả đó chỉ có ý nghĩa khoa học, trong việc xác định ca bệnh đầu tiên để giúp chúng ta phòng dịch tốt hơn. Còn nguyên tắc là dùng thuốc ức chế vi rút càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 3 ngày đầu có triệu chứng. Đây là giai đoạn vi rút nhân lên trong đường hô hấp cao nhất, ức chế được vi rút sẽ giảm nồng độ vi rút, diễn biến bệnh sẽ nhẹ hơn”, TS Kính nói.
Những điều cần biết về bệnh cúm A/H7N9 và một số biện pháp phòng tránh
Dịch cúm A/H7N9 được ghi nhận tại 17 tỉnh của Trung Quốc với số ca tăng nhanh nhất từ trước đến nay (hơn 425 ca mắc), trong đó có hai tỉnh giáp biên giới với Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam.
Do đó, mặc dù chưa ghi nhận các ca mắc cúm A/H7N9 trên người cũng như trên gia cầm, nhưng theo các chuyên gia, Việt Nam cần tăng cường giám sát trên gia cầm, người bởi nguy cơ dịch bệnh lây lan vào nước ta là rất lớn.
Nguyên nhân gây bệnh cúm A/H7N9
Bệnh cúm A/H7N9 là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do virus cúm A/H7N9 trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Năm 2013 tại Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo có ca nhiễm virus H7N9 ở người.
Virus cúm A/H7N9 thuộc nhóm ARN-virus, họ Orthomyxoviridae, giống Influenzavirus A, có chứa kháng nguyên bề mặt haemaglutinin 7 (H7) và kháng nguyên neuraminidase 9 (N9), có khả năng gây ra bệnh dịch cúm ở các loài lông vũ (avian infl uenza).
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì chủng virus A/H7N9 là kết quả của sự tái tổ hợp của genom từ 3 chủng virus cúm đang lưu hành là virus cúm vịt nhà (A/H7N3), virus cúm chim hoang dã (A/H7N9) và virus cúm gà (A/H9N2).
Virus cúm A/H7N9 có khả năng nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu của loài chim và gia cầm, sinh sản ở đó và có mặt trong chất tiết của các cơ quan trên. Chủng A/H7N9 gây nhiễm cho gia cầm là chính và có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho người.
Độc lực của virus cúm A/H7N9 thể hiện trên gia cầm thường yếu hoặc hầu như không có (tức là con gia cầm hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại mang virus cúm).
Nguồn internet!
Theo Dân trí.