Tin thế giới
Hướng dẫn mới về điều trị viêm tai
Bệnh tai mũi họng ở trẻ em
Hướng dẫn mới về điều trị viêm tai
Hướng dẫn mới được công ngày 25/2 vừa qua đã định nghĩa rõ hơn các dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu nhiễm trùng cần được điều trị. Hướng dẫn cũng khuyến khích theo dõi chặt chẽ thay vì điều trị kháng sinh cho nhiều bệnh nhi, bao gồm cả trẻ dưới 2 tuổi. Còn đối với cha mẹ của những trẻ bị viêm tai tái phát, hướng dẫn mới cũng khuyến nghị về thời điểm cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa.
Tác giả chính của hướng dẫn, TS.Allan Lieberthal, bác sỹ nhi khoa tại Kaiser Permanente Panorama City, Los Angeles, và là giáo sư lâm sàng nhi tại Khoa Y Keck thuộc Trường Đại học Nam California (Hoa Kỳ) cho rằng: “Với chẩn đoán đúng hơn và theo dõi chặt chẽ hơn, chúng ta có thể giảm mạnh việc sử dụng kháng sinh”.
Hướng dẫn mới về điều trị viêm tai
Bộ hướng dẫn trước đó được xuất bản năm 2004. và kể từ đó đã có thêm nhiều nghiên cứu mới bổ sung bằng chứng cho hướng dẫn mới đây của AAP, được đăng trên tờ Pediatrics tháng 3 năm 2013.
TS Lieberthal cho biết thay đổi lớn nhất trong tài liệu mới là định nghĩa chẩn đoán.
TS nhi khoa Roya Samuels, người đã duyệt hướng dẫn mới, cũng nhất trí “Định nghĩa là rõ ràng hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán. Viêm tai có nhiều giai đoạn khác nhau và việc chẩn đoán bệnh có thể rất nan giải”.
Cách điều trị viêm tai hiệu quả
Do không phải lúc nào bệnh cũng dễ chẩn đoán, nên AAP đã đưa ra những gợi ý điều
trị chi tiết, khuyến khích theo dõi chặt chẽ, nhưng cũng để cho bác sỹ quyền có kê đơn
kháng sinh hay không. Nếu thấy tình trạng của trẻ không cải thiện trong vòng 48 - 72
giờ từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thì hướng dẫn khuyến nghị nên bắt đầu điều trị
Hướng dẫn trước đây khuyên dùng kháng sinh để điều trị viêm tai cho trẻ từ 2 tuổi trở
xuống. Còn hướng dẫn mới gợi ý với trẻ từ 6 - 23 tháng tuổi không có triệu chứng nặng
Một phần quan trọng nữa trong hướng dẫn là điều trị đau. “Kháng sinh phải mất 24 - 48
giờ trước khi bắt đầu cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, vì vậy nếu trẻ bị sốt hoặc đau
thì việc cho trẻ dùng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt là rất quan trọng”, bác sỹ Samuels nói.
Hướng dẫn cũng khẳng định rằng amoxicillin là thuốc kháng sinh nên chọn trừ khi trẻ bị dị ứng với penicillin hoặc nếu trẻ đã được điều trị bằng amoxicillin trong tháng trước đó.
Hướng dẫn cách điều trị viêm tai cho trẻ em
Hướng dẫn nêu rõ ngay cả những trẻ bị viêm tai tái phát cũng không nên dùng kháng sinh
Những trẻ bị từ 3 đợt viêm tai trở lên trong vòng 6 tháng, hoặc 4 đợt trở lên trong vòng
một năm cần được chuyển đi khám chuyên khoa tai mũi họng, vì những trẻ này có thể
Hướng dẫn cách điều trị viêm tai cho trẻ em
Cuối cùng, hướng dẫn khuyến nghị nên tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, nhất là vắc-xin liên
hợp phế cầu (PCV) và vắc-xin cúm, vì giảm nhiễm vi-rus sẽ làm giảm mắc viêm tai.
Cả Lieberthal và Samuels đều cho rằng các bậc phụ huynh đang ngày càng hiểu rõ tầm
quan trọng của việc giảm sử dụng kháng sinh. Thứ nhất vì nó đặt trẻ trước nguy cơ bị
những tác dụng phụ nếu bệnh chưa cần đến kháng sinh, và thứ hai là mối nguy hiểm của
Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố thần kinh cho các cơ ở vùng mặt. Do vậy, tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân, hoặc ở nhân của thân não, ở dây VII trong góc cầu tiểu não, ở xương đá hay tuyến mang tai.
Nguyên tắc điều trị
Hướng xử trí liệt mặt tùy thuộc vào bệnh nguyên. Trước tiên, phải đảm bảo bệnh nhân liệt mặt không liên quan đến tai biến mạch máu não. Tiếp theo, cần tiến hành khám nội soi tai để phát hiện các bệnh lý tai gây liệt mặt. Liệt mặt vô căn (liệt mặt Bell) là chẩn đoán loại trừ.
Điều trị cụ thể
− Nội khoa:
Trước một trường hợp liệt mặt do bệnh lý thần kinh (Liệt mặt Bell): điều trị nội khoa là chủ yếu với mục đích giảm phù nề chèn ép trong ống xương và chống thiếu máu.
+ Trước tiên là dùng corticoid sớm, liều cao (1mg prednisolon /kg) sau khi đã loại trừ các chống chỉ định (đái tháo đường, lao, loét dạ dày- tá tràng, rối loạn tâm thần…)
+ Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt.
- Ngoại khoa:
Nhờ những tiến bộ về vi phẫu tai phát triển trong các năm gần đây, nhiều phẫu thuật phục hồi dây thần kinh như giảm áp, khâu và ghép đoạn được chỉ định cho các trường hợp liệt mặt do các nguyên nhân khác nhau.
− Lý liệu pháp hay châm cứu với các bài tập các cơ của mặt tạo điều kiện giữ trương lực cơ và phân bố mạch để chống teo cơ.
− Theo dõi và chăm sóc mắt: rất quan trọng, đảm bảo cho giác mạc được phủ kín, tránh viêm giác mạc bằng cách nhỏ thường xuyên nước mắt nhân tạo và băng mắt khi ngủ.
Nguồn internet!