Tin thế giới
Phát minh kim tiêm laze không đau
Phát minh ra loại kim tiêm laze
Mới đây, các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát minh ra loại kim tiêm laze không đau. Rất có thể trong tương lai hệ thống kim tiêm này thay thế loại kim tiêm truyền thống.
Trích dẫn: Nguồn Internet
Phát minh kim tiêm laze không đau
Ống kim tiêm được phát minh vào đầu những năm 1853 bởi nhà phẫu thuật học người Pháp. Trải qua thời gian, hiện nay đường kính của kim thường theo các dạng chất lượng khác nhau và được quy định bởi các tiêu chuẩn đo lường của Tổ chức Y tế thế giới.
Phát minh kim tiêm laze không đau
>>> Xem thêm: Điều trị bệnh tai mũi họng an toàn
Ống tiêm dưới da đầu tiên bao gồm một hình trụ với một pít tông di chuyển bên trong. Cải tiến đáng chú ý bao gồm sự kết hợp của một piston thủy tinh trong xi lanh để ngăn chặn rò rỉ và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngày nay, kim tiêm được sản xuất bằng nhựa phát triển, sự kết hợp trong thiết kế để giảm chi phí và cải thiện an toàn. Tuy nhiên, thiết kế cơ bản không thay đổi.
Trẻ em và ngay cả người lớn cũng đều sợ kim tiêm vì sự đau đớn. Theo một thống kê gần đây tại Mỹ thì có khoảng 10% số người đã trưởng thành là bị ám ảnh bởi kim tiêm và trẻ em từ 5 đến 16 tuổi là hầu như đều sợ khi tiêm thuốc.
Phát minh kim tiêm laze không đau
>>Xem thêm: Một số bệnh mũi họng thường gặp
Để giảm bớt tình trạng trên, các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát minh ra một thiết bị mới sử dụng tia laze giúp bắn thuốc dưới da cho bệnh nhân mà không gây cảm giác đau. Kim tiêm laze này thường được các bác sĩ da liễu sử dụng chủ yếu trong điều trị thẩm mỹ da mặt
Phát minh này thật sự có ích cho việc tiêm cho trẻ em vì loại kim tiêm này có thể sử dụng được cho nhiều lứa tuổi. Đặc biệt là có lợi cho em bé vì nó sẽ giảm việc đau đớn.
Phát minh kim tiêm laze không đau
Kim tiêm laze.
Hệ thống sử dụng tia laze này được gắn với bộ phận có chứa thuốc ở dạng lỏng, bổ sung thêm 1 hốc nhỏ chứa nước có vai trò như chất dẫn. Khi hoạt động 2 loại chất lỏng này được tách biệt bởi một vách ngăn cơ động và hệ thống sẽ tạo ra những bọt hơi trong chất dẫn”.
Bên cạnh đó áp lực của tia thuốc cao hơn sức căng của da, khiến cho tia thuốc xuyên vào sâu trong da một cách êm nhẹ với đường kính mũi tiêm chỉ lớn hơn đường kính của một sợi tóc. So với kim tiêm pít-tông đã được dùng song độ mạnh của tia thuốc và liều thuốc là khó kiểm soát hơn.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm tiêm laze trên da lợn cho thấy tia thuốc có thể bắn sâu vài mm dưới da mà không ảnh hưởng gì đến các mô và kỹ thuật mới này sẽ được triển khai rộng rãi trên lâm sàng.
Đây là một phát minh mới sẽ giúp cho bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi phải điều trị, đặc biệt là đối với trẻ em và những bệnh nhân phải điều trị dài ngày do một số bệnh mạn tính.
Nguồn internet!