slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Tổng quan về bệnh ù tai

Cập nhật: 05/03/2018
Ù tai là một triệu chứng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, gây ra không ít ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của họ. Chính vì thế mọi người cần phải biết rõ về chứng bệnh này để phòng ngừa và điều trị một cách tốt nhất.
Ù tai là một triệu chứng khá phổ biến và xảy ra với mọi đối tượng. Chứng ù tai không phải là một căn  bệnh mà nó là 1 triệu chứng của 1 bệnh nào đó ví dụ như giảm thính lực, chấn thương tai, viêm tai giữa hoặc rối loạn hệ thống tuần hoàn.
 

Thế nào là bị ù tai


Theo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng cho biết: Ù tai là tình trạng bệnh khi bên ngoài không thấy phát ra một loại âm thanh nào nhưng theo chủ quan người bệnh lại cảm thấy trong tai nghe có tiếng ù ù, thậm chí có rất nhiều loại âm thanh trong tai như: tiếng reng, tiếng gầm, tiếng huýt sáo, tiếng “zừ”, hay tiếng “xì”…

tai
Người bệnh có tình trạng ù tai

>>Xem thêm: Một số biến chứng và cách phòng ngừa bệnh quai bị
 

 Nguyên nhân gây chứng ù tai


Người bệnh có tình trạng ù tai thường do những nguyên nhân sau:

-Cảm xúc thất thường.

-Mất cân bằng nội tiết.

-Người thường xuyên bị mệt mỏi, thiếu ngủ hay làm việc căng thẳng cũng dẫn đến ù tai.

-Người có nhiều áp lực công việc hay áp lực khi đi máy bay hoặc áp lực từ những tiếng nổ lớn,…

-Do phản xạ của tai.

-Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến giảm thính lực và xuất hiện triệu chứng ù tai. Vì thế, những người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn phải áp dụng các biện pháp chống ồn như giảm tiếng ồn từ đầu nguồn hay đeo thiết bị chống ồn. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên sử dụng tai nghe trong thời gian dài và âm thanh lớn.
 
tai mui hong
Bệnh ù tai 
 
Ù tai do các bệnh tai mũi họng khác như:

– Bệnh viêm tai ngoài gồm :viêm màng nhĩ bên ngoài, thủng màng nhĩ, xơ cứng tai, nhiều ráy tai gây tắc, dị vật ngoài tai, viêm tai giữa cấp tính và mãn tính, hội chứng chóng mặt do bệnh tai gây nên, Ù tai dây thần kinh thính giác,…

– Các bệnh ung thư

– Các chứng bệnh về máu cũng gây nên chứng ù tai: giãn tĩnh mạch tai,  u hình cầu tĩnh mạch cổ, dị hình huyết quản, u mạch máu…, chứng ù tai, tĩnh mạch phần lớn có thể xuất hiện tạp âm, hiện tượng ù tai động mạch giống như nhịp đập của tim. Không chỉ vậy bệnh thiếu máu não, cao huyết áp, đột quỵ sớm, huyết áp thấp, đái tháo đường, thiếu máu, dinh dưỡng không đủ… cũng là những nguyên nhân gây ra chứng ù tai.
 

tai
Những bệnh về tai phổ biến 
 
Khi sử dụng thuốc, nhiều loại gây tác dụng phụ cho tai như: Gentamicin, Steptômicin,… dẫn đến chứng ù tai và sức nghe sụt giảm, thông thường thì chứng ù tai sẽ xuất hiện trước và sau đó là với thính giác sụt giảm.
Ù tai là chứng gây nhiều phiền toái ảnh hưởng lớn đến người bệnh.
 

Tác hại do bệnh ù tai gây nên.


Nếu mắc triệu chứng ù tai nghiêm trọng, người bệnh sẽ mất ngủ, mất tập trung, cảm thấy buồn bực,  thính giác sụt giảm. Ngoài ra, khi tiếng ù tai qua lớn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe và làm giảm khả năng nghe của người bệnh.

>>Xem thêm: Một số bệnh tai mũi họng thường gặp

Khi mắc chứng ù tai thì người bệnh sẽ dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, mất tập trung, thính lực suy giảm, lo âu. Cũng vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Công việc cũng sẽ không thuận lợi nếu con người cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung.

Nếu chứng ù tai này không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến điếc không hồi phục được. Vì thế, khi mắc triệu chứng này người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị tốt nhất.

Viêm VA - Bệnh thường gặp ở trẻ em

VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. Nhờ có cấu tạo đặc biệt nên VA được coi là 'cửa ngõ' giam giữ vi khuẩn khiến chúng không thể xâm nhập sâu xuống hệ hô hấp dưới.
Tuy nhiên, VA chỉ xuất hiện ở trẻ đến khoảng 9-10 tuổi nên tình trạng viêm VA cũng chỉ thường gặp ở trẻ em. Vai trò của VA với cơ thể

VA là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, dày khoảng 4-5mm, được xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.
 
Khi VA bị viêm có biểu hiện gì?

Viêm VA thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Trẻ thường có sốt cao trên 38 độ C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc). Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khỏe của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.

Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (VA quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nhầy mũi có màu xanh, vì vậy người ta thường nói là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, do đó thường thở bằng miệng. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.

Điều trị bệnh như thế nào?

Viêm VA được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên, bao gồm nhiễm trùng tai và xoang hoặc việc điều trị kháng sinh không có hiệu quả, hoặc nếu có các vấn đề về hô hấp thì cần thực hiện phẫu thuật nạo VA. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu từ miệng hoặc mũi để báo với bác sĩ vì đây có thể do giả mạc bong quá sớm hay vị trí phẫu thuật bị sưng phồng quá mức.

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa nhi để được xác định bệnh chính xác. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất nên tránh khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA là việc tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể tình trạng của trẻ không cần dùng loại thuốc này nên dễ gây tình trạng kháng kháng sinh.

Nguồn Internet

Tin liên quan