slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Phòng tránh nấm tai

Cập nhật: 05/03/2018
Nấm tai là bệnh thường làm cho người bệnh có các cảm giác ngứa trong tai và càng ngoáy thì lại càng ngứa. Ngoài ra còn có triệu chứng đau tai tăng dần lên và dẫn tới suy giảm thính lực. Để phòng tránh nấm tai, bạn nên lưu ý những cách sau đây.
Nấm tai là một loại bệnh về tai mũi họng rất phổ biến và thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Các phương pháp để phòng tránh nấm tai hiệu quả được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Những thói quen sinh hoạt thường ngày như sử dụng bông ngoáy tai không đảm bảo vệ sinh, làm nước bẩn vào tai…là những nguyên nhân thường gặp  gây bệnh nấm tai.

tai
Với những ai thường xuyên có hoạt động bơi lội  dễ bị nhiễm trung tai
 

1. Nên giữ ống tai luôn được khô ráo


Môi trường ẩm ướt tự nhiên trong ống tai đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho bệnh nấm tai phát triển. Đặc biệt, với những ai thường xuyên có hoạt động bơi lội hoặc  khi gội đầu mà nước vào tai không được lau khô sẽ tạo cơ hội cho vi nấm sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Cần giữ ống tai luôn luôn khô ráo và sạch sẽ giúp cho việc phòng tránh bệnh nấm tai hiệu quả hơn.

>>Xem thêm: 
Tìm hiểu về nhiễm trùng tai ở trẻ


Bệnh nấm tai thường xuất hiện ở môi trường ẩm ướt do đó nên giữ ống tai khô ráo, sạch sẽ sẽ giúp phòng tránh bệnh.
 

2. Không nên ngoáy tai thường xuyên


Không ngoáy tai thường xuyên là  một biện pháp phòng tránh bệnh nấm tai rất hiệu quả mà nhiều người không để ý đến. Ít người biết rằng, thói quen ngoáy tai thường ngày rất dễ gây nên bệnh nấm tai. Bởi những dụng cụ ngoáy tai hằng ngày thường không sạch sẽ và có thể vô tình gây nên nhiễm nấm. Việc đưa vào ngoáy tai là điều kiện rất tốt cho vi nấm gây bệnh. Do đó, để phòng tránh bệnh nấm tai, mọi người nên hạn chế ngoáy tai.

 

Phòng ngừa nhiễm nấm cho trẻ

3. Khi bị nhiễm nấm thì nên điều trị sớm

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ bị nấm âm đạo cũng có thể gây lây nhiễm chéo và gây nên bệnh nấm tai. Ngoài ra,khi ở vị trí nào đó khác bị nhiễm nấm thì cũng cần điều trị triệt để phòng tránh nấm tai một cách tốt nhất.

>>Xem thêm: Các cách chữa nhiễm trùng tai hiệu quả


Việc điều trị các bệnh nhiễm nấm cũng cần phải đúng phương pháp mới có thể loại bỏ hết các mầm bệnh và tránh được nguy cơ mắc bệnh nấm tai. Do đó, khi mắc bệnh cần phải tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về cách dùng thuốc để chữa trị nhiễm nấm.
 

bệnh về tai
Thông thường thì vi khuẩn và vi nấm luôn luôn có sự kìm hãm lẫn nhau

4. Không nên lạm dụng kháng sinh

Thông thường thì vi khuẩn và vi nấm luôn luôn có sự kìm hãm lẫn nhau. Nếu lạm dụng kháng sinh nhiều quá thì vi khuẩn sẽ bị ức chế, đồng thời vi nấm dễ sinh sôi nảy nở hơn và gây bệnh. Nếu không có nhiễm trùng thì tuyệt đối không được lạm dụng kháng sinh. Việc nhỏ thuốc kháng sinh quá nhiều vào tai sẽ làm tăng cao nguy cơ nhiễm nấm.

Phòng tránh các chứng bệnh nấm tai không khó, chỉ cần tuân thủ theo những phương pháp trên sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây ra bệnh nấm tai. Đặc biệt, khi có dấu hiệu lâm sàng hoặc những triệu chứng bất thường ở tai thì phải đi khám ở chuyên khoa tai mui hong để phát hiện và điều trị kịp thời. 

 
5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe

Với việc mang đến khoảng thời gian giải trí, thư giãn hay học tập một cách thoải mái mà không ảnh hưởng đến những người xung quanh, tai nghe là món phụ kiện mà gần như tất cả mọi người sử dụng smartphone đều có và thường xuyên dùng đến.


Nhiều lợi ích là thế, nhưng chúng ta cũng phải biết một điều rằng tai nghe rất nguy hiểm 5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe . Nhiều người cứ bắt volume hết cỡ, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đôi tai và có thể gây giảm thính lực về lâu dài.

Sau đây là 5 mẹo giúp bạn sử dụng tai nghe đúng cách mà không làm hỏng đôi tai của mình 5 mẹo bảo vệ thính lực khi sử dụng tai nghe.

1. Không bao giờ bật âm lượng quá 60%

Hầu hết tai nghe và trình nghe nhạc đều có thể phát ra âm thanh tối đa 100 decibel (dB) hoặc cao hơn. Đôi tai của bạn sẽ bị phá hủy nếu nghe âm thanh lớn hơn 100 dB liên tục trong 15 phút.
Để bảo vệ tai không bị hỏng, tốt nhất là để mức âm lượng từ 60% trở xuống. Một số ứng dụng nghe nhạc đều hiện ra cảnh báo nếu bạn chỉnh âm lượng vượt mức này.

2. Không nên nghe liên tục quá 1 giờ

Nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn (trên 80 dB) trong hơn 1 giờ liên tục cũng ảnh hưởng lớn đến thính lực. Bạn nên để tai nghỉ ngơi một lúc sau 1 giờ nghe nhạc để bảo vệ nó.


3. Tận dụng earplug (đồ nhét tai)

Ngay cả khi không dùng tai nghe, môi trường xung quanh với âm thanh lớn như buổi hòa nhạc, quán bar, sự kiện thể thao, tàu điện ngầm hay công trường cũng rất có hại cho đôi tai. Nếu được, hãy mang theo các cặp earplug (đồ nhét tai) để giảm mức âm thanh lớn phải nghe nếu ở môi trường đó trong thời gian dài. Hầu hết tai nghe của Xiaomi đều kèm theo nhiều bộ earplug nên bạn không phải lo đâu nhé!

4. Mua tai nghe chống ồn

Tai nghe chống ồn là lựa chọn ưa thích của các DJ chuyên nghiệp. Với khả năng cách âm từ môi trường rất tốt, bạn có thể nghe trọn vẹn âm thanh phát ra từ tai nghe mà không cần bật lớn âm lượng để nghe rõ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu tai nghe chống ồn của Xiaomi với khả năng cách âm rất tốt trong môi trường công cộng.


5. Dùng tai nghe trùm đầu (headphone)

Khác với tai nghe nhét tai (earphone), tai nghe trùm đầu (headphone) không phát âm thanh trực tiếp vào màng nhĩ nên có thể giúp bảo vệ tai tốt hơn. Bạn có thể tham khảo mẫu Mi Headphone để trải nghiệm.

Nguồn Internet

Tin liên quan