slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Cảnh báo cúm H7N9 từ Trung Quốc có thể lan vào Việt Nam

Cập nhật: 07/03/2018
Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 7 trường hợp ở Trung Quốc là những ca bệnh đầu tiên nhiễm virus cúm A/H7N9 gây bệnh nặng trên người nên các nhà chuyên môn đang hết sức quan tâm theo dõi. Đặc tính chung của virus cúm là có khả năng biến đổi cao. Do đó nếu xuất hiện chủng virus H7N9 mới có độc lực cao và lại có khả năng lây từ người sang người thì rất đáng lo ngại.

Chính vì vậy, để chủ động phòng chống nguy cơ xâm nhập của virus cúm H7N9, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác giám sát dịch cúm này trên gia cầm. Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, các Viện phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm.

Xem thêm: Vô hiệu hóa virut cúm A/H7N9 - Cách gì?


cúm gia cầm
Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly


Đồng thời, triển khai tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới, giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh, xử lý y tế kịp thời đối với trường hợp nghi mắc bệnh, đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca bệnh.Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị cần giám sát những trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời lấy mẫu gửi xét nghiệm.

Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng đã chỉ đạo các đầu mối trong hệ thống giám sát tăng cường lấy mẫu bệnh phẩm những ca bệnh nghi ngờ. Viện hiện có đầy đủ nhân lực, phương tiện máy móc, các sinh phẩm để tiến hành xét nghiệm, phát hiện ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 nếu có.


dịch cúm
Để phòng lây nhiễm chủng cúm này, người dân cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân
 

Theo tiến sĩ Dương, để phòng lây nhiễm chủng cúm này, người dân cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, đặc biệt thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chẩt tẩy rửa thông thường.

Đồng thời nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý… Đặc biệt, người dân cần lưu ý không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật (lợn, gia cầm) ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc. Trường hợp bị cúm nên đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người chung quanh. Khi có biểu hiện sốt cao, ho, đau ngực, khó thở... cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Các bệnh về tai mũi họng

Theo The Guardian, hiện số mắc cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc đã thêm 4 người, nâng tổng số bệnh nhân lên 7, trong đó có 2 ca tử vong. Cả 4 bệnh nhân mới đều sống ở phía đông bắc của tỉnh Giang Tô, đang trong tình trạng nguy kịch. Tất cả đều làm công việc liên quan đến giết mổ gia cầm, có các biểu hiện ho, chóng mặt, sốt, khó thở. 


dịch cúm
 Ba loại cúm gia cầm H5, H7 và H9
 

Theo Ian Jones, một giáo sư về virus học tại Đại học Reading, Anh, cho rằng giai đoạn này chưa có lý do gì để báo động. Ba loại cúm gia cầm H5, H7 và H9, được các chuyên gia coi là mối đe dọa tiềm năng đối với con người. Cúm A/H7N9 là một loại virus có nguồn gốc từ gia cầm. Hiện tại, WHO khẳng định đây là lần đầu tiên việc nhiễm cúm này gây bệnh nặng trên người, đồng thời vẫn chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.

Nguồn Internet
 

Dịch cúm A đang lan tràn các mẹ cẩn trọng 
    

Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh đột ngột kèm theo độ ẩm xuống thấp khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đó có cúm A.
Theo thông tin từ VTV, dịch cúm mùa đang lây lan nghiêm trọng, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Nếu như ở Nhật Bản đang phải đối mặt với đợt dịch cúm mùa nghiêm trọng với số bệnh nhân 1 tuần ước tính đạt 2,83 triệu người thì ở miền Bắc nước ta, khi thời tiết thay đổi thất thường, nhiều trẻ phải nhập viện vì các bệnh hô hấp, tiêu hóa.

Theo thống kê của VTV trong vòng 2 tuần trở lại đây có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh cúm.

Bệnh cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người mang vi rút cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.

Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ... Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A. Khi có vắc xin, việc tiêm phòng bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

dich cum a dang lan tran cac me can trong khi con co nhung bieu hien sau
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. (Ảnh vtv)
Những biểu hiện của bệnh cúm A cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Với trẻ nhỏ, khi xuất hiện bệnh đều diễn biến khá nhanh do hệ miễn dịch chưa đầy đủ. Khi trẻ có những biểu hiện sau, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm và có những biện pháp hiệu quả phòng chống dịch cúm A.

Người nhiễm cúm A nói chung thường có những biểu hiện giống cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Vì thế, cần theo dõi khi trẻ có những biểu hiện bất thường sau nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời:

- Sốt cao liên tục trên 39 độ C.

- Có biểu hiện đau đầu, đau cơ

- Ho, đau họng, đau nhức cơ bắp

- Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở

- Khi bệnh có chuyển biến nặng thường bị tức ngực, tim đập nhanh.

Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, trẻ dễ bị viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong.

Cách phòng bệnh cho con để tránh dịch cúm A vô cùng nguy hiểm

Dịch cúm A có chủng độc lực cao có thể khiến bệnh nhân nhanh chóng tử vong và có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch cần được theo dõi một cách chặt chẽ.

Khi thời tiết thay đổi thất thường và nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng nhanh trong dịp cuối năm, virus cúm A có nguy cơ bùng phát thành đại dịch khi một chủng độc lực cao làm tăng khả năng truyền bệnh từ gia cầm sang người.

Bộ Y tế cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các chuyên gia của WHO, FAO khuyến cáo, không vì thế mà mất cảnh giác trong việc theo dõi tình hình của dịch bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ cần có các biện pháp phòng tránh dịch cúm A:

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

5. Cần có chế độ ăn hợp lý, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Ăn chín uống sôi. TRánh ăn các loại thịt, trứng từ các loại gia cầm đã bị ốm và chết.

6. Vệ sinh răng miệng cho trẻ, lưu ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

7. Đồng thời nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch bằng cách cho trẻ vận động, tập thể dục, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị lây nhiễm cao vì sức đề kháng còn yếu. Vì vậy không nên cho trẻ chơi đùa cạnh chuồng gia cầm và tiếp xúc với gia cầm.

Nguồn Internet

                                                                                                                                                       

Tin liên quan