Tin trong nước
WHO kêu gọi cấm quảng cáo thuốc lá trên toàn cầu
Theo giám đốc bộ phận phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm của WHO, ông Douglas Bettcher, phần lớn những người hút thuốc lá bắt đầu bị nghiện thuốc trước tuổi 20. Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá là một trong những biện pháp tốt nhất để tránh việc hút thuốc của các thanh niên cũng như giảm bớt việc tiêu thụ thuốc lá trong dân chúng.
>>Xem thêm: Khám bệnh qua mạng
Nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 số thanh niên trên thế giới đã hút thuốc lá
Nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 số thanh niên trên thế giới đã hút thuốc lá do việc quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá và 78% thanh niên trong độ tuổi từ 13 đến 15 thường xuyên xem quảng cáo thuốc lá.
Cũng theo ông Bettcher, ngành sản xuất thuốc lá đang tìm kiếm những sách lược mới nhằm vào những người hút thuốc lá tiềm năng, bao gồm việc cấp thuốc lá miễn phí, sử dụng mạng Internet và những phương tiện thông tin đại chúng và đưa những sản phẩm và các nhãn mác thuốc lá vào các bộ phim và lên truyền hình.
Đây là lý do lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá phải được hoàn tất để có hiệu lực thi hành trên toàn cầu.Báo cáo của WHO về vấn nạn thuốc lá toàn cầu năm 2012 cho biết mới chỉ có 19 quốc gia đạt được thành tích cao nhất về việc cấm các hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.
Việc tiêu thụ thuốc lá hiện gia tăng trong nhiều quốc gia đang phát triển.
Trong khi có tới 1/3 số quốc gia trên toàn cầu đạt được thành tựu rất ít ỏi hoặc gần như không có hạn chế nào đối với các hình thức này. Cũng theo WHO, mới có 83 nước báo cáo về việc đã công bố về lệnh cấm toàn diện mọi hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.
>>Xem thêm: Bệnh về tai mũi họng
Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh tới tình trạng sử dụng thuốc lá hiện đang gia tăng ở mức cao trong các nước đang phát triển. “Việc tiêu thụ thuốc lá hiện gia tăng trong nhiều quốc gia đang phát triển. Các nước đang phát triển hiện là một “đường biên giới mới” để đạt tới đối với ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá.
Dân số của các quốc gia này lại là những đối tượng dễ bị tác động nhất
Tuy nhiên, dân số của các quốc gia này lại là những đối tượng dễ bị tác động nhất bởi các hệ quả tiêu cực từ thuốc lá, do cuộc sống nghèo khó và thiếu điều kiện chăm sóc”, bà Chan lưu ý, đồng thời lên tiếng kêu gọi các bên tham gia công ước áp dụng tất cả các hình thức trực tiếp được kết luận trong khuôn khổ công ước và tăng cường áp dụng các biện pháp chống thuốc lá.
Ngày Thế giới không hút thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề “Thuốc lá - mối đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia”, đề cập tới những tổn thất về sức khỏe và kinh tế, những tác động tiêu cực tới mục tiêu phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như của từng quốc gia do việc sử dụng thuốc lá gây ra.
1. Thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người mỗi năm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu có thể ngăn ngừa cái chết. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác.
Trong thế kỷ XX, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, WHO đã cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ XXI số người chết vì thuốc lá có thể lên tới 1 tỷ người.
Mức tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá trên toàn cầu đang ngày càng tăng, mặc dù tiêu thụ thuốc lá ở một số nước có thu nhập cao và trung bình giảm. Và nguy cơ số người chết vì thuốc lá vẫn đang được báo động. Chưa kể đến, chi phí về y tế cho những bệnh do thuốc lá gây ra, thống kê tại các nước phát triển, chiếm 6-15% tổng chi phí y tế.
2. Những tác động nguy hiểm của thuốc lá
Trong khói thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại hóa chất có hại cho sức khỏe và có tới hơn 40 chất gây ung thư. Nicotin có trong thuốc lá tác động trực tiếp vào não bộ của người hút thuốc. Chất này đi vào phổi và sau đó lưu thông trong máu, chỉ 7 giây sau là có thể tác động đến não.
- Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục… 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp.
- Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần. Khói thuốc có thể gây ra loạn nhịp tim, gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch máu não… Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp.
Thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá có thể lên tới 1 tỷ người - Ảnh 3
Ở Pháp, 66.000 người chết mỗi năm do thuốc lá, trong đó 27.000 ca ung thư phổi (85% là do thuốc lá).
- Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn.
- Thuốc là làm giảm khả năng sinh dục, tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân, các dị tật bẩm sinh ở trẻ…
- Người hút thuốc thụ động có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người không hít phải khói thuốc. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc,
- Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Con của những người hút thuốc thường có khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập.
3. Những con số thống kê ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm - tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.
Kết quả điều tra mới nhất cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trên thế giới với tỷ lệ 45,3% nam giới hút thuốc. Đó là thông tin tại Hội thảo phổ biến kết quả Điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS 2015).
Những năm gần đây, trung bình số tiền người Việt Nam chi mua thuốc lá là 31.000 tỷ đồng/năm. Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Một cuộc điều ra mức sống hộ gia đình cho thấy các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn tới gần 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá.
4. Tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay là “Thuốc lá - mối đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia”. Qua đây, WHO kêu gọi các quốc gia ưu tiên thúc đẩy các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trong các chương trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá.
Nguồn Internet